0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Cảnh báo tình trạng đau mắt đỏ và cách xử lý không thể bỏ qua

Tác giả:
Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Thời điểm chuyển giao mùa cuối hạ sang thu rất dễ mắc đau mắt đỏ, lây lan thành dịch. Khi không được khắc phục kịp thời đúng cách, viêm nhiễm kết mạc lành tính ban đầu cũng có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Vậy, cần xử lý tình trạng đau mắt đỏ như thế nào? Hãy cùng Đông Y Sơn Hà tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Xem nhanh

1. Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là tình trạng mắt bị nhiễm trùng do virus, vi khuẩn hoặc dị ứng gây nên và thường biểu hiện với tình trạng viêm đỏ lớp mô trong suốt lót bề mặt bên trong mí mắt và lớp phủ bên ngoài.
 
1. Đau mắt đỏ là gì?

Người bị đau mắt đỏ thường có phần bề mặt nhãn cầu - tròng trắng có màu hồng nhạt hơi đỏ, mí mắt bị sưng và rủ xuống. Mắt bị viêm thường sẽ đi kèm với tình trạng chảy chất lỏng hoặc đóng vảy trên mí mắt hoặc lông mi.

Tình trạng đau mắt đỏ có thể xảy ra ở mọi đối tượng, lửa tuổi kể cả trẻ em hay người lớn. Bệnh có thể xảy ra quanh năm đặc biệt là vào thời điểm chuyển giao từ hè sang thu, thường xuất hiện đột ngột, và có khả năng lây lan trong cộng đồng nhanh chóng, dễ trở thành dịch. 

2. Nguyên nhân gây đau mắt đỏ

Tình trạng đau mắt đỏ chủ yếu là do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu hay phế cầu gây nên. Giai đoạn dễ mắc nhất thường là vào thời điểm giao mùa cuối hạ sang thu, khi thời tiết vừa nắng nóng chuyển sang mưa với độ ẩm cao. Đây chính là thời điểm cơ thể nhạy cảm nhất dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu khiến virus xâm nhập.

Ngoài ra, những người sống trong điều kiện sinh hoạt kém, môi trường ô nhiễm, nhiều khó bụi, dùng chung khăn mặt hay gối,... sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và trở thành các ổ dịch lớn.

3. Triệu chứng đau mắt đỏ

Tình trạng đau mắt đỏ rất dễ nhận ra với những biểu hiện rõ rệt:
 
3. Triệu chứng đau mắt đỏ
  • Mắt đỏ - biểu hiện phổ biến ít gây biến chứng, nếu được xử lý kịp thời sẽ không gây tổn thương đến thị lực.
  • Mắt bị ngứa, cộm, cảm giác khó chịu, nóng rát như có vật rơi vào trong mắt.
  • Mắt thường bị chảy nhiều nước mắt hơn nếu bị đau mắt đỏ do dị ứng hoặc virus.
  • Mắt tiết ra nhiều dịch, nếu do vi khuẩn thường sẽ tiết mủ màu vàng xanh.
  • Khi ngủ dậy mắt tiết dịch, tích tụ, đóng màng và ghèn khiến hai mí dính lại với nhau.
  • Mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng, đau dữ dội hay suy giảm thị lực do nhiễm trùng nặng.
Ngoài những triệu chứng này, đau mắt đỏ có thể đi kèm với biểu hiện mệt mỏi, đau họng, ho, sốt nhẹ hay hạch ở tai. Thông thường nếu được xử lý kịp thời, đau mắt đỏ không gây nguy hiểm đến thị lực. Tuy nhiên nếu không kiểm soát đúng cách, đau mắt đỏ cũng có thể gây viêm, xuất huyết dưới kết mạc với nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn.

4. Biến chứng đau mắt đỏ cần lưu ý

Thông thường đau mắt đỏ là tình trạng lành tính, ít gây nên biến chứng. Tuy nhiên, nếu bạn không sớm chủ động khắc phục đúng cách vẫn có thể gây nên những ảnh hưởng đến giác mạc, làm suy giảm thị lực.
 
4. Biến chứng đau mắt đỏ cần lưu ý

Tình trạng đau mắt đỏ kéo dài có thể dẫn đến viêm loét, về lâu dài có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.

Vì vậy, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường như đau cộm, nhức, mắt đỏ,... hãy sớm tìm đến các chuyên gia y tế để được chẩn đoán và khắc phục kịp thời, tránh để lây lan và khiến tình trạng đau mắt đỏ trở nên nghiêm trọng hơn.

5. Đau mắt đỏ lây như thế nào?

Đau mắt đỏ rất dễ bị lây lan khi có sự tiếp xúc với người bệnh. Tình trạng đau mắt đỏ có thể lây nhiễm qua những cách như sau:
  • Tiếp xúc gần với người mắc đau mắt đỏ như bắt tay, đụng chạm khiến virus di chuyển sang tay bạn, khi chạm vào mắt sẽ lây nhiễm.
  • Chạm vào bề mặt đồ vật bị nhiễm virus, vi khuẩn sau đó chạm vào mắt.
  • Dùng chung đồ dùng cá nhân, đồ trang điểm với người đau mắt đỏ làm lây lan virus, vi khuẩn.
  • Quan hệ tình dục khi chạm vào tinh dịch hoặc âm đạo sau đó lại chạm vào mắt.

Xem thêm: Những bệnh về mắt ở trẻ nhỏ thường gặp mà cha mẹ cần lưu ý

6. Lưu ý khi bị đau mắt đỏ

Tình trạng đau mắt đỏ đang lây nhiễm nhanh chóng trở thành dịch nhưng hiện nay vẫn chưa có vắc xin đặc trị và dễ bị tái nhiễm sau vài tháng. Bởi vậy, khi bị đau mắt đỏ, bạn cần lưu ý một số điều như sau:
 
6. Lưu ý khi bị đau mắt đỏ
  • Nên sử dụng kính mát cho mắt để tránh khói bụi, bảo vệ mắt.
  • Khi mắc đau mắt đỏ, thường xuất hiện ở 1 bên trước, nên cần chăm sóc cẩn thận tránh gây lây nhiễm cho mắt còn lại.
  • Trước khi vệ sinh mắt, hãy đảm bảo sát khuẩn tay hoặc rửa sạch với xà bông.
  • Dùng khăn giấy ẩm hoặc bông sạch dùng 1 lần lau rửa ghèn hay rỉ mắt ít nhất 2 lần/ ngày.
  • Không nhỏ thuốc của mắt bị nhiễm khuẩn cho mắt bình thường.
  • Trong thời gian bị đau mắt đỏ, trẻ em nên được nghỉ học, tránh đến những nơi công cộng, đông người. Thời gian này nên cho trẻ ngủ riêng, không ôm ấp.
Ngoài ra, người bị đau mắt đỏ cũng cần được cách ly và nghỉ ngơi hợp lý. Hãy sử dụng thuốc theo đơn, tuyệt đối không tự ý mua hoặc sử dụng lại thuốc của người khác. 

Một số người thường dùng các loại lá như trầu, lá dâu đắp lên mắt trị đau mắt đỏ. Tuy nhiên, các phương pháp này tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm trùng cao, không nên thực hiện.

Tốt nhất, khi có các dấu hiệu đau mắt đỏ hãy tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia y tế để được hỗ trợ kịp thời.

7. Đau mắt đỏ nên ăn gì, kiêng gì?

7. Đau mắt đỏ nên ăn gì, kiêng gì?
Người bị đau mắt đỏ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để tăng sức khỏe cho đôi mắt, thúc đẩy quá trình phục hồi và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể gây nên. Khi bị đau mắt đỏ, bạn nên bổ sung:
  • Vitamin A: Gan động vật, cá, bí ngô, khoai lang, ớt chuông, cà chua, rau màu xanh đậm, các sản phẩm từ sữa,...
  • Vitamin B: Thịt gà, trứng, nấm, các loại đậu, hạt,...
  • Vitamin K: Dưa chuột, măng, cần tây, cà rốt, rau xà lách,...
  • Vitamin C: Ổi, cam, dâu tây, kiwi, xoài, đu đủ,...
Ngoài ra, để sớm phục hồi đôi mắt khỏe mạnh, bạn cũng nên tránh một số loại thực phẩm như:
  • Thực phẩm có mùi tanh: tôm, cua, ốc, cá mè,...
  • Thức uống có cồn, chất kích thích: rượu, bia, cà phê, nước có ga, đồ uống có đường,...
  • Thực phẩm có tính nóng như tỏi, ớt, thịt dê,...
  • Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh.
  • Thực phẩm khác như mỡ động vật, rau muống, đồ cay nóng,...

Xem thêm: 9 Loại thực phẩm tốt cho mắt, giúp phòng tránh các bệnh về mắt

8. Biện pháp phòng ngừa đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ rất dễ lây lan và trở thành dịch trong cộng đồng. Bởi vậy, bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa:
 
8. Biện pháp phòng ngừa đau mắt đỏ
  • Thường xuyên rửa tay sạch với xà phòng, hoặc nếu cần thiết có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn.
  • Tránh đưa tay dụi mắt, mũi, miệng.
  • Tuyệt đối không dùng chung các vật dụng cá nhân như thuốc nhỏ mắt, kính mắt, khăn mặt, hay khẩu trang,...
  • Thường xuyên vệ sinh mắt, họng, mũi với nước muối sinh lý hay thuốc nhỏ.
  • Dùng xà phòng hoặc chất sát trùng cho vật dụng của người bị đau mắt đỏ.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ hoặc nghi ngờ nhiễm.
  • Người mắc đau mắt đỏ nên hạn chế tiếp xúc với người khác, tránh đến nơi công cộng.
Trên đây là những thông tin hữu ích về chứng đau mắt đỏ. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm những kiến thức chăm sóc và bảo vệ đôi mắt trong giai đoạn dịch đau mắt đỏ lây lan rộng rãi. Nếu gặp bất cứ vấn đề sức khỏe nào, bạn cũng có thể tìm đến sự hỗ trợ của các bác sĩ tại Đông Y Sơn Hà. Đông Y Sơn Hà - Vì Sức Khỏe Người Việt chắc chắn sẽ là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Tags

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>