0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Những bệnh về mắt ở trẻ nhỏ thường gặp mà cha mẹ cần lưu ý

Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Mắt là cơ quan trực tiếp xúc với bên ngoài nên đây là cơ quan rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương nhất. Đặc biệt là với trẻ em, mọi vấn đề về mắt đều đáng lo ngại với các bậc phụ huynh. Khi không có kiến thức về các phòng tránh và chăm sóc đúng cách có thể làm tình hình mắt của trẻ xấu đi. Vậy làm sao để trẻ có một đôi mắt sáng khỏe? Bài viết sẽ chia sẻ những kiến thức liên quan đến cách phòng ngừa các bệnh về mắt ở trẻ.
Xem nhanh

1. Các tác nhân gây ảnh hưởng đến mắt 

Đôi mắt của trẻ cần được bảo vệ để luôn khỏe mạnh và sáng rõ. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến các bệnh về mắt ở trẻ mà cha mẹ cần lưu ý như:
 
1. Các tác nhân gây ảnh hưởng đến mắt 
  • Dinh dưỡng chính là yếu tố đầu tiên, ví dụ khi không cung cấp đủ vitamin A cần thiết sẽ dẫn đến bệnh khô mắt, gây viêm loét giác mạc và nguy hiểm hơn có thể là mù lòa.
  • Không giữ vệ sinh mắt hoặc thực hiện vệ sinh mắt không đúng cách hay đọc sách, học tập trong điều kiện không đủ ánh sáng, khoảng cách từ mắt đến sách hay màn hình điện tử (máy tính, điện thoại gần…sẽ làm mắt bị mỏi phải điều tiết nhiều, gây rối loạn điều tiết và dễ mắc các tật khúc xạ (cận thị, loạn thị,,..)
  • Việc sử dụng thuốc, các thực phẩm chức năng thường xuyên không đúng cách cũng có thể gây hại đến mắt. Một số loại thuốc điều trị của mắt nhưng cũng có khả năng làm mắt bị tổn thương nghiêm trọng hơn và khó chữa hơn khi sử dụng khi dùng không theo chỉ định.
  • Tiếp xúc với tia cực tím thường xuyên (nhất là với người làm việc, hoạt động nhiều dưới ánh nắng trực tiếp) sẽ kích thích quá trình đục thủy tinh thể và gây ra nhiều tác độc đến đáy mắt.
  • Ngoài ra, một số các loại bệnh lý toàn thân khác cũng ảnh hưởng đến mắt như bệnh đái tháo đường, bệnh xơ cứng từng mảng, khối u não, bệnh đái tháo đường,...đều có nguy cơ dẫn đến mù lòa.

2. Biểu hiện các bệnh về mắt ở trẻ em 

Các bệnh lý về mắt ở trẻ em cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, nếu không có thể làm cho thị lực giảm sút, nặng hơn là mù lòa vĩnh viễn hoặc gây ra những biến chứng khôn lường. Do đó, các bậc phụ huynh cần quan tâm, chú ý đến những thay đổi, những biểu hiện các bệnh về mắt để sớm có phương pháp điều trị. Dưới đây là một số dấu hiệu các bệnh về mắt đặc trưng và phổ biến nhất:
  • Mí mắt đỏ, đóng gỉ mắt nhiều;
  • Hai mắt không cân xứng, không đồng nhất;
  • Con ngươi chuyển hóa màu trắng dấu hiệu của bệnh đục thủy tinh thể hoặc ung thư mắt;
  • Chảy nước mắt nhiều;
  • Ngứa mắt: biểu hiện này kèm theo gỉ mắt chảy thành sợi và nước mắt, đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang phản ứng với những tác nhân nguy hại ở bên ngoài.
  • Rất nhạy cảm, sợ tiếp xúc với ánh sáng.

3. Bệnh về mắt ở trẻ em thường gặp nhất

Theo tài liệu từ các viện khoa học thị lực cho  thấy sức nhìn của trẻ có khả năng giảm dần sau độ tuổi 15, trong quá trình lớn lên và phát triển trẻ em rất dễ mắc các dị tật ở mắt. Do đó, cần can thiệp sớm để bảo vệ sức khỏe đôi mắt của trẻ, cần có kiến thức về phòng ngừa và điều trị các bệnh về mắt. Dưới đây là một số bệnh về mắt ở trẻ em thường gặp nhất:
 
3. Bệnh về mắt ở trẻ em thường gặp nhất

3.1 Tắc tuyến lệ 

Tắc tuyến lệ là bệnh lý hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh, theo thống kê tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh tắc tuyến lệ là 6%. Tuy không phải là loại bệnh nguy hiểm nhưng cần phải được điều trị sớm để tránh xảy ra viêm nhiễm, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe đôi mắt của trẻ vừa tạo tâm lý lo âu cho các bậc cha mẹ.

Nguyên nhân: Nước mắt được hình thành ở tuyến lệ đạo, được tiết ra qua đường ống dẫn ở hốc bên trong mắt. Tuy nhiên, khi ống dẫn không được mở hoàn toàn sẽ khiến các giọt nước mắt  không thoát ra ngoài được đây là hiện tượng tắc tuyến lệ. 

Bên cạnh đó, trẻ em bị tắc tuyến lệ có thể hình thành do tình trạng viêm nhiễm, chúng làm nước mắt không lưu thông được.

Dấu hiệu: Tắc tuyến lệ có những dấu hiệu khá rõ rệt như thường xuyên chảy nước mắt, mí mắt đỏ và rớm nước mắt, mắt xuất hiện nhiều gỉ vàng đặc biệt sau khi thức dậy, vùng da quanh mắt nổi ban đỏ do sưng hoặc kích ứng.

3.2 Viêm kết giác mạc

Kết mạc mắt là khi mắt xuất hiện lớp màng niêm mạc che phủ lòng trắng của nhãn cầu và phía trong của mi mắt. Viêm kết giác mạc hay được biết đến với tên gọi phổ biến hơn là bệnh đau mắt đỏ xảy ra khi lớp niêm mạc bị viêm bởi những tác động bên ngoài, bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi nhưng phổ biến nhất là trẻ em.

Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm kết giác mạc là do virus, trong đó chiếm 80% là do Adenovirus, rất dễ lây lan khi tiếp xúc với nước mắt người bệnh. Dấu hiệu đặc trưng nhất là mắt bị ngứa, đỏ, chảy gỉ kèm nước mắt, phù mi, ở nhiều trường hợp kèm theo sốt, ho, viêm học và suy giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt. 

Bệnh không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi, tuy nhiên cần chăm sóc đôi mắt bằng cách rửa mắt bằng nước sạch, chườm mắt, tránh khô mắt có thể sử dụng thuốc nhỏ nước mắt nhân tạo kèm kháng sinh phòng bội nhiễm.

3.3 Tật cận thị 

“Cận thị” một trong những tật khúc xạ đáng lo ngại nhất ở thời điểm hiện nay. Theo một số dữ liệu thống kê được cho thấy có khoảng 50% trẻ bị cận thị và chiếm 80% trong số đó mắc bệnh cận thị tiến triển. Để trẻ có thị lực tốt thì cần phát hiện và điều trị kịp thời tật cận thị ở mắt.

3.4 Loạn thị 

“Loạn thị” là một trong số những loại tật khúc xạ thường thấy ở trẻ em. Thông thường, trẻ bị loạn thị bẩm sinh, loạn thị có thể xảy ra kết hợp đồng thời với tật cận thị hoặc viễn thị. Có khoảng 30% trẻ em loạn thị ở nhiều mức độ khác nhau. 

Theo lý thuyết, không có mắt nào hoàn toàn không loạn thị tuy nhiên thực tế người ta gọi đó là loạn thị khi xuất hiện những rối loạn về chức năng thị giác. Loạn thị thường có những dấu hiệu điển hình như: mỏi mắt, nhức mắt, nhìn mờ, các vật nhìn thấy bị nhòe,..

Xem thêm: Loạn thị có chữa khỏi được không? Các phương pháp điều trị bệnh

3.5 Mắt lác 

Các chuyên gia cho biết, mắt lác (lé) là một loại bệnh bẩm sinh, một số trường hợp có thể do di căn của một loại bệnh nào đó mang lại. Hàng năm có khoảng 4% trường hợp trẻ em có dấu hiệu của bệnh mắt lác. 

Không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà lác có khả năng dẫn đến hiện tượng bị nhược thị. Một số trường hợp lác một mắt, khi đó mắt còn lại sẽ phải điều tiết mạnh và nhiều dẫn đến xuất hiện các tật khúc xạ ở mắt.

Khi trẻ có biểu hiện nheo mắt, không nhìn thẳng vào trọng tâm được thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra vì khả năng cao bé đã bị lác mắt.

Xem thêm: Hiểu đúng về mắt lác/ lé, song thị và cách chữa trị hiệu quả

4. Các thực phẩm tốt cho mắt trẻ

Để giúp trẻ có một đôi mắt sáng khỏe, tinh anh thì việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học với các loại thực phẩm dinh dưỡng tốt cho đôi mắt là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những dưỡng chất tốt cho mắt trẻ mà các bậc phụ huynh nên tham khảo:
 
4. Các thực phẩm tốt cho mắt trẻ

4.1 Nhóm thực phẩm thịt, trứng, cá, sữa 

  • Các thực phẩm giàu kẽm điển hình như thịt bò. Kẽm có thể làm chậm quá trình suy giảm thị lực ở người lớn tuổi và chống lại bệnh thoái hóa hoàng điểm.
  • Cá hồi - Một loại thực phẩm bổ dưỡng cho đôi mắt trẻ, đặc biệt trong cá hồi chứa lượng omega - 3 rất dồi dào.
  • Trứng, sữa vốn là thực phẩm được ưa thích ở trẻ. Trong sữa và trứng chứa nhiều canxi và vitamin A giúp mắt bé khỏe mạnh hơn. Nếu nguồn dinh dưỡng cho trẻ không cung cấp đủ canxi sẽ dẫn đến suy giảm khả năng đàn hồi ở mắt, cùng với đó là nguy cơ cận thị cao.

4.2 Nhóm rau xanh, củ, quả 

Các loại rau xanh như bông cải xanh, cải ngọt, cải xoăn, rau chân vịt,... đều chứa hàm lượng chất chống oxy hóa mạnh (lutein và zeaxanthin). Đây là thành phần giữ vai trò quan trọng cho sự phát triển của mắt. Khi bổ sung đầy đủ các dưỡng chất này thì thị lực của bé sẽ tăng cường và bảo vệ đôi mắt trẻ khỏi những tác động từ ánh nắng mặt trời.

Cà rốt: một trong những loại thực phẩm không thể thiếu trong danh mục các thực phẩm tốt cho mắt. Bởi cà rốt chứa nhiều beta - caroten, chất này khi hấp thu vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành vitamin A, tạo sắc tố võng mạc giúp mắt sáng khỏe, hạn chế và phòng ngừa bệnh quáng gà, bệnh đục thủy tinh thể.

Đu đủ - loại quả giàu giá trị dinh dưỡng như vitamin C,B, kali, chất xơ, magie,...không những tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp bảo vệ đôi mắt trẻ.
Quả bơ là thực phẩm có khả năng chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ thoái hóa mắt sớm và nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể.

4.3 Nhóm các loại hạt 

Bổ sung các loại hạt giàu vitamin E vào thành phần dinh dưỡng của trẻ. Các hạt giàu vitamin E có thể kể đến như hạt điều, óc chó, yến mạch, hạnh nhân, macca,...sẽ giúp làm chậm quá trình thoái hóa mắt và giúp bé có đôi mắt khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, cần bổ sung nước, bởi nước chiếm 70% cơ thể nên việc bổ sung đầy đủ hàng ngày sẽ giúp cung cấp nước cho cơ thể trẻ, qua đó hạn chế tình trạng khô mắt ở trẻ.

Ngoài việc bổ sung các dưỡng chất tốt cho đôi mắt của trẻ, bố mẹ cũng cần tập cho trẻ thói quen tốt để bảo vệ mắt tránh khỏi những tác nhân gây hại. Thường xuyên kiểm tra mắt định kỳ cho trẻ tại các cơ sở y tế. Nếu gặp các vấn đề về mắt ở trẻ nhỏ các bạn có thể liên hệ Đông y Sơn Hà qua hotline 0989.116.118 để nhận được sự hỗ trợ sớm nhất và tốt nhất.

Thông tin tác giả

Phạm Thị Thu Hà

Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền

Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...

 
Xem thêm về tác giả >>

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Tags

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>