0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Viêm dây thần kinh số 3: Cách điều trị và phục hồi hiệu quả

Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Do ảnh hưởng bởi một số nguyên nhân khiến cho dây thần kinh số 3 bị tổn thương gây ra bệnh viêm dây thần kinh số 3. Đây là tình trạng rối loạn thần kinh, gây tác động xấu đến chức năng của dây thần kinh số 3 là nguyên nhân dẫn đến song thị và sụp mí  và nguy hiểm hơn có thể gây mù lòa vĩnh viễn. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm các thông tin chi tiết về bệnh viêm dây thần kinh số 3.
Xem nhanh

1. Tìm hiểu về viêm dây thần kinh số 3 

Dây thần kinh số 3 hay còn được biết đến là dây thần kinh vận nhãn thuộc một trong 12 dây thần kinh sọ của con người. Dây thần kinh số 3 đảm nhận chức năng vận động một số cơ mặt với nhiệm vụ đưa nhãn cầu vào trong hay lên xuống để tạo cử động mắt, nâng mi và mở mí mắt. Hơn nữa, dây thần kinh số 3 còn đảm nhận chức năng của hệ thần kinh thực vật - hệ phó giao cảm là phản xạ co con ngươi (đồng tử) khi bị tiếp xúc với ánh sáng.
 
Tìm hiểu về viêm dây thần kinh số 3 

Rối loạn dây thần kinh số 3 hay còn gọi là viêm dây thần kinh số 3 hay hội chứng chèn ép dây thần kinh số 3 là một hội chứng rối loạn thần kinh, gây tác động xấu đến các chức năng của dây thần kinh sọ thứ 3. Thông thường, viêm dây thần kinh số 3 sẽ dẫn đến song thị và sụp mí.

2. Nguyên nhân dẫn đến viêm dây thần kinh số 3 

Việc xác định nguyên nhân gây nên liệt dây thần kinh số 3 rất quan trọng trong việc định hướng và đưa ra phương pháp chữa bệnh phù hợp, đem lại hiệu quả khả quan nhất. Nhiều chuyên gia nghiên cứu cho rằng viêm dây thần kinh số 3 có thể do những nguyên nhân sau đây:
  • Nhiễm trùng
  • Khối u ở não, viêm não , dị dạng mạch máu (mạch máu bất thường), tổn thương mô do thiếu hụt máu (nhồi máu) gây ra chèn ép dây thần kinh số 3 dẫn đến tổn thương dây thần kinh số 3. Đây cũng là nguyên nhân hay gặp nhất.
  • Rối loạn chuyển hóa, ứa đọng sản phẩm chuyển hóa trong não, dây thần kinh thiếu oxy (máu nuôi dưỡng), thường xuất hiện trong các trường hợp biến chứng do bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch, cao huyết áp,..tạo ra bệnh viêm dây thần kinh số 3.
  • Chấn thương (đầu hoặc vô tình bị chấn thương do phẫu thuật) gây ảnh hưởng đến nền sọ.
  • Nhiễm siêu vi: siêu vi có thể đi theo con đường thông qua hạch mi, tiến đến dây thần kinh số 3 và gây tổn thương các tế bào thần kinh của dây.
  • Một số ít trường hợp bị chứng đau nửa đầu, tạm thời có một vài vấn đề liên quan đến dây thần kinh số 3. Việc này có thể dẫn đến co thắt mạch máu.  Ở một số trường hợp sẽ không xác định được nguyên nhân.
Ngoài ra, người mắc tiểu đường cũng có thể gây nên tình trạng viêm dây thần kinh số 3. Người mắc tiểu đường, các dây thần kinh trên cơ thể có thể bị ảnh hưởng do giảm lưu lượng máu và lượng đường trong máu cao. Ngày càng có nhiều khả năng cho tình trạng này khi không thể kiểm soát lượng đường trong máu.

Khoảng ½ số người mắc tiểu đường là nguyên nhân gây tổn thương dây thần kinh. Các triệu chứng thường không xuất hiện ngay mà một vài năm sau khi chẩn đoán bệnh tiểu đường. Ở một số trường hợp người bị tiểu đường phát triển chậm thần kinh đã bị tổn thương và phát hiện chẩn đoán ra ngay từ lần đầu.

3. Triệu chứng viêm dây thần kinh số 3

Khi xuất hiện các triệu chứng viêm dây thần kinh số 3, bạn cần cần thăm khám và điều trị sớm. Viêm dây thần kinh số 3 thường xuất hiện các triệu chứng phổ biến như sau:
 
Triệu chứng viêm dây thần kinh số 3
  • Đau vùng mắt: triệu chứng viêm dây thần kinh số 3 thường gặp nhất, bởi dây thần kinh được hình thành với cấu trúc khá nhạy cảm dù là với những thương tổn rất nhỏ. Triệu chứng đau đại diện cho cơ chế phòng vệ của cơ thể, là tín hiệu cần thiết giúp cơ thể phát hiện, cảnh giác và có những giải pháp xử lý kịp thời.
  • Triệu chứng đau xuất hiện cảm giác như tê bì hoặc châm chích. Cơn đau có thể khởi phát và tăng cường độ khi người bệnh gặp những tác động như cử động mắt, phản xạ với ánh sáng chiếu vào mắt. Thường cảm giác đau rất mơ hồ, không xác định được vị trí đau chính xác, chỉ có thể biết là đau khu vực quanh mắt.
  • Sụp mi do viêm dây thần kinh số 3: Dây thần kinh số 3 khi bị tổn thương thường sẽ làm cho mi mắt người bệnh bị sụp xuống hơn so với bình thường. Ở tình trạng dây thần kinh số 3 bị tổn thương nặng thì mi mắt có khả năng sụp mạnh làm che một phần con ngươi gây hạn chế khả năng nhìn của người bệnh.
  • Giãn đồng tử: Viêm dây thần kinh số 3 làm cho đồng tử giãn to hơn bình thường, người đối diện thường sẽ cảm thấy mắt người bệnh bị to hơn.
  • Mắt lác ra ngoài: hiện tượng mắt người bệnh bị lệch so với vị trí bình thường, 2 mắt sẽ không thể thẳng hàng khi nhìn thẳng về phía trước.
  • Không thể xoay mắt về một hướng: Dây thần kinh bị tổn thương làm cho các cơ vận nhãn liệt/yếu khiến mắt không xoay hết về một hướng được.
  • Liệt điều tiết: Viêm dây thần kinh số 3 cũng làm mắt bị giảm khả năng điều tiết đó là nguyên nhân làm giảm thị lực của mắt ở người bệnh.
  • Rối loạn chức năng quy tụ: Liệt vận nhãn, song thị (nhìn một thành 2),...

4. Cách khám dây thần kinh số 3

Người bệnh khi phát hiện thấy một trong các dấu hiệu của triệu chứng viêm dây thần kinh số 3 thì nên liên hệ tới các phòng khám uy tín với các bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh để xác định nguyên nhân. Bởi đó có thể là các triệu chứng của đột quỵ hay khối u trong não…gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. 

Viêm dây thần kinh số 3 trong thời gian dài mà không có những giải pháp điều trị kịp thời có thể gây teo, thậm chí là liệt dây thần kinh số 3. Gây ảnh hưởng nặng nề đến hệ cơ vận động của mắt, khiến hoạt động của mắt không thể điều tiết nhịp nhàng, thị lực bị suy giảm, phản xạ đồng tử kém có thể dẫn đến nguy cơ mù lòa.

Cách khám dây thần kinh số 3 là thông qua các cử động của nhãn cầu từng bên mắt. Cụ thể: việc thăm khám bằng cách đề nghị bệnh nhân theo dõi bằng mắt theo các mục tiêu di chuyển (có thể là ngón tay người khám hay tia chiếu sáng,..)đến toàn bộ các góc phần tư (gồm cả đường giữa) và về phía trên sống mũi. Phương pháp này được thực hiện để kiểm chứng sự giật nhãn cầu và liệt vận nhãn của các cơ.

Không chỉ vậy, còn đánh giá hoạt động của mí mắt và kích thước của đồng tử, khả năng phản xạ khi soi đèn là tiêu điểm khi khám dây thần kinh số 3. Thường thì đồng tử sẽ đối xứng, co lại khi phản xạ với ánh sáng trực tiếp, nếu xảy ra sự khác biệt giữa 2 đồng tử thì bệnh lý bệnh lý được nghi không có phản ứng với ánh sáng.

Xem thêm: Liệt dây thần kinh số 4 gây song thị đứng, cách chữa trị

5. Phục hồi dây thần kinh số 3

Phục hồi dây thần kinh số 3 do viêm thường đường điều trị bằng nội khoa khi dây thần kinh bị chèn ép tạm thời và các triệu chứng sẽ hết khi người bệnh được nghỉ ngơi hay điều trị hợp lý Một số loại thuốc được chỉ định để trị viêm dây thần kinh số 3 như: thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau thần kinh. Trong trường hợp đau do nhiễm trùng thì chủ yếu được chỉ định dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus và một vài loại thuốc giảm đau có tác dụng hỗ trợ.
 
 Phục hồi dây thần kinh số 3

Ngoài ra, các phương pháp điều trị viêm dây thần kinh số 3 theo y học cổ truyền cũng đem đến những kết quả vô cùng khả quan. Phương pháp xoa bóp - bấm huyệt được sử dụng phổ biến để điều trị viêm dây thần kinh số 3. Xoa bóp - bấm huyệt là một tác động vật lý, tác động này kích thích trực tiếp vào da thịt, mạch máu, thần kinh và các cơ quan cảm thụ tạo nên những biến đổi về thần kinh, nội tiết và thể dịch.

Thông qua đó nâng cao quá trình dinh dưỡng của cơ thể, nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống thần kinh. Xoa bóp giúp giãn mạch máu, giúp máu lưu thông và tuần hoàn tốt góp phần kháng viêm, tiêu giảm phù nề. Xoa bóp - bấm huyệt giúp kích thích các dây thần kinh tăng tốc độ phục hồi của dây thần kinh số 3, cung cấp dinh dưỡng cho mắt và các vị trí xung quanh mắt.

Phục hồi dây thần kinh số 3 bằng phương pháp Đông Y mang được đánh giá cao về hiệu quả và tính an toàn. Hơn thế, điều trị bệnh bằng phương pháp này có khả năng trị bệnh tận gốc mà không để lại các biến chứng về sau.

Hy vọng những chia sẻ trên bài viết sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích về viêm dây thần kinh số 3 để nhận biết và có những phương pháp điều trị bệnh kịp thời. Nếu bạn đang gặp các vấn đề về bệnh lý, hãy liên hệ ngay với Đông Y Sơn Hà để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng.

Thông tin tác giả

Phạm Thị Thu Hà

Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền

Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...

 
Xem thêm về tác giả >>

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>