Viêm kết mạc mắt có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa hiệu quả
Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Viêm kết mạc có thể gặp ở mọi độ tuổi, là bệnh lý có khả năng lây lan và gây ra những triệu chứng khó chịu. Tuy viêm kết mạc được coi là lành tính, có khả năng tự khỏi nhưng nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn đến thị lực mắt.
Xem nhanh
1. Viêm kết mạc là gì?
Kết mạc là màng mỏng trong suốt có chứa các mạch máu, bao phủ củng mạc nhãn cầu và mặt trong sụn mi, hình thành hai túi cùng đồ ở trên và dưới. Viêm kết mạc xảy ra khi các mạch máu tại vị trí kết mạc sung huyết và làm cho kết mạc phù, đỏ.Viêm kết mạc thường được biết đến với tên gọi đau mắt đỏ, rất dễ lây lan và có thể gây ảnh hưởng tới một hoặc cả hai bên mắt. Do vậy, cần sớm phát hiện và phòng ngừa để kiểm soát tránh lây lan cho những người xung quanh.
Xem thêm: Chảy nước mắt thường xuyên có sao không? Lợi ích của nước mắt
2. Nguyên nhân gây viêm kết mạc mắt
Theo thống kê, có đến 40% dân số bị viêm kết mạc mắt. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này là do virus hoặc vi khuẩn. Bên cạnh đó, các yếu tố như dị ứng, tổn thương mắt do ký sinh trùng hay nấm, bụi bẩn,...cũng có thể gây ra tình trạng đau mắt đỏ. Tuy vào nguyên nhân gây viêm kết mạc mà bệnh có những biểu hiện và mức độ nguy hiểm khác nhau.2.1 Viêm kết mạc do virus, vi khuẩn
Phần lớn các trường hợp viêm kết mạc là do virus, vi khuẩn gây ra. Trong đó, khoảng 80% trường hợp viêm kết mạc là do Adenovirus gây ra. Các loại vi khuẩn điển hình gây viêm kết mạc là Hemophilus influenza, não mô cầu, lậu cầu, tụ cầu vàng, phế cầu,... Chúng xâm nhập vào mắt cùng các cơ quan khác trên cơ thể, sau đó xâm hại vào giác mạc và gây viêm. Vi khuẩn xuất hiện nhiều ở những nơi bụi bặm, trên các vật dụng thường ngày.Ngoài ra, trường hợp mắt tiếp xúc trực tiếp với dịch mắt chứa vi khuẩn của người bị đau mắt đỏ sẽ có khả năng cao bị lây nhiễm.
2.2 Viêm kết mạc dị ứng
Viêm kết mạc dị ứng xảy ra khi mắt tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như: lông thú cưng, phấn hoa, bụi bẩn, mỹ phẩm,...Khi tiếp xúc với các tác nhân này, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tạo ra kháng thể immunoglobulin E. Immunoglobulin E sẽ kích thích các tế bào trong niêm mạc mắt và đường hô hấp để giải phóng chất gây viêm gồm có histamine. Việc giải phóng histamine có thể làm xuất hiện tình trạng dị ứng như là đau mắt đỏ.Loại viêm kết mạc này không lây nhiễm và hầu hết các trường hợp đều có thể được kiểm soát bằng thuốc nhỏ mắt chống dị ứng.
Viêm kết mạc dị ứng không lây nhiễm, nhưng thường tái đi tái lại và có thể xuất hiện theo mùa. Để chữa dứt điểm cần xác định được tác nhân gây dị ứng.
2.3 Viêm kết mạc do kích ứng
Một số loại hoá chất dễ gây kích ứng hoặc dị vật bắn vào mắt đều có thể là nguyên nhân gây đau mắt đỏ. Có thể cải thiện tình trạng này bằng cách dùng nước làm sạch mắt. Trường hợp hoá chất tiếp xúc với mắt là chất ăn da như dung dịch kiềm thì cần đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra chuyên khoa mắt. Hoá chất bắn vào mắt có thể để lại những thương tật vĩnh viễn không thể chữa lành.Xem thêm: Cách chữa nhức mắt, mỏi mắt, mắt mờ tại nhà hiệu quả
3. Dấu hiệu viêm kết mạc ở mắt
Cần lưu ý các dấu hiệu dưới đây để kịp thời phát hiện tình trạng viêm kết mạc mắt:- Đỏ mắt: Đây là biểu hiện điển hình khi bị viêm kết mạc. Khi bị viêm kết mạc, các mạch máu trong mắt bị sưng và giãn rộng ra khiến tròng trắng của mắt xuất hiện các đường màu đỏ.
- Ngứa, cộm mắt: Viêm kết mạc do nguyên nhân dị ứng gây ra sẽ khiến cho mắt bị ngứa ngáy, khó chịu.
- Sưng đau: Tác nhân gây viêm là do vi khuẩn sẽ có cảm giác sưng tấy, đau âm ỉ.
- Chảy nước mắt thường xuyên
- Tiết nhiều dịch ở mắt: Viêm kết mạc do vi khuẩn gây ra, kích thích tiết dịch mủ màu vàng xanh, gỉ mắt có thể đóng mảng làm cho mắt khó mở khi tỉnh giấc.
- Mắt mờ, không nhìn rõ, suy giảm thị lực: Tình trạng này có thể là do nhiễm trùng lan rộng ra ngoài kết mạc hoặc viêm bên trong mắt. Cần đến ngay tại cơ sở chuyên khoa mắt để được thăm khám và xử lý kịp thời.
4. Viêm kết mạc mắt có nguy hiểm không?
Viêm kết mạc mắt có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc bệnh. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được trị đúng cách và triệt để có thể gây ra những biến chứng khôn lường, ảnh hưởng lớn đến thị lực.Một số biến chứng nguy hiểm do viêm kết mạc gây ra như:
- Viêm kết mạc do cầu khuẩn lậu: tình trạng viêm kết mạc kéo dài quá lâu, chuyển biến thành viêm loét giác mạc, nguy hiểm hơn là thủng nhãn cầu.
- Viêm kết mạc do Adenovirus có nguy cơ dẫn đến viêm giác mạc chấm nông.
- Ngoài ra, viêm kết mạc có thể gây ra các biến chứng như: biến dạng bờ mi, lông quặm, khô mắt, nhú gai kết mạc sụn mi trên, thậm chí dẫn đến mù loà.
Xem thêm: Bài thảo dược quý cho người mỏi mắt, hoa mắt, quáng gà
5. Viêm kết mạc bao lâu thì khỏi?
Đa số các trường hợp viêm kết mạc là lành tính, do đó chúng có khả năng tự phục hồi sau khoảng 7-14 ngày mà không cần áp dụng bất kỳ phương pháp đặc trị nào. Các trường hợp này chỉ đối với viêm kết mạc do nguyên nhân từ virus.Với trường hợp do vi khuẩn gây viêm kết mạc, thời gian phục hồi phụ thuộc vào từng tác nhân gây hại và hiệu quả của các phương pháp chữa trị.
Còn các trường hợp viêm kết mạc do dị ứng gây ra, cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng và kết hợp sử dụng các loại thuốc chống dị ứng phù hợp. Thời gian phục hồi sẽ rút ngắn và hạn chế nguy cơ tái phát nhiều lần.
Tuy nhiên, để kiểm soát tình trạng viêm kết mạc và đồng thời phòng tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến thị lực mắt, các bạn nên đến các phòng khám chuyên khoa uy tín để được tư vấn và có phương pháp trị liệu hiệu quả nhất.
6. Phòng ngừa viêm kết mạc hiệu quả
Viêm kết mạc rất dễ lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh. Vậy cần phải làm gì để phòng ngừa viêm kết mạc hiệu quả?- Hạn chế tiếp xúc với người bị viêm kết mạc
- Giữ gìn không gian sống trong lành, sạch sẽ, thường xuyên khử trùng các vật dụng trong nhà
- Rửa tay thường xuyên, hạn chế dụi mắt.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân như khăn mặt, quần áo, mỹ phẩm dành cho mắt (như: mascara, kính áp tròng)hay thuốc nhỏ mắt với người bị viêm kết mạc.
- Đeo kính râm để bảo vệ mắt khi ra ngoài môi trường có nhiều bụi bẩn, không khí ô nhiễm.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Không làm việc quá lâu trước màn hình vi tính, điện thoại,...
- Nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A,C,E tốt cho mắt.
- Khi có các dấu hiệu của viêm kết mạc mắt nên hạn chế tiếp xúc với người xung quanh để tránh lây lan.
- Tuyệt đối không tự ý áp dụng các bài thuốc dân gian như dùng lá cây hay lá trầu không để rửa mắt. Điều này sẽ vô tình làm tăng lượng vi khuẩn gây hại cho mắt, làm cho bệnh chuyển biến nguy hiểm hơn.