Lác mắt là gì? Nguyên Nhân, biểu hiện, cách chữa trị hiệu quả
1. Mắt lác là gì?
Mắt lác (lé) là bệnh lý của mắt mà lòng đen bị lệch ở tư thế nhìn thẳng. Một mắt có thể nhìn thẳng về phía trước, trong khi mắt kia nhìn vào trong, ra ngoài, lên trên hoặc xuống dưới. Sự chuyển hướng nhìn của mắt có thể cố định, hoặc tạm thời. Mắt nhìn thẳng (và mắt nhìn lệch) có thể hoán đổi hoặc luân phiên nhau.
2. Nguyên nhân – biểu hiện:
Có 6 cơ vận nhãn giúp điều chỉnh hoạt động của nhãn cầu, được gắn vào bên ngoài của mỗi mắt. Mỗi mắt có một cơ giúp nhãn cầu di chuyển về bên phải, và một cơ giúp di chuyển nhãn cầu về bên trái. Bốn cơ còn lại giúp di chuyển nhãn cầu lên hoặc xuống và xoay nhãn cầu.
Để chuẩn bị và tập trung cả hai mắt vào một điểm, tất cả các cơ ở mỗi bên phải được cân bằng và hoạt động đồng thời. Để cùng di chuyển đồng thời, các cơ ở cả hai mắt phải hoạt động phối hợp với nhau. Não điều khiển hoạt động các cơ này.
Ở mắt bình thường, hai mắt cùng nhìn vào cùng một điểm. Sau đó não sẽ tổng hợp hình ảnh thu được ở hai mắt thành một ảnh duy nhất, là ảnh ba chiều.
Khi một mắt bị nhìn lệch, hai hình ảnh khác nhau ở hai mắt được truyền đến não bộ cùng lúc. Với người lớn khi mắt bị lác thường sẽ bị song thị - nhìn đôi (nhìn thành hai hình) do não bộ của họ đã biết cách nhận hình ảnh từ cả hai mắt và không thể loại bỏ hình ảnh từ mắt bị lệch. Với trẻ nhỏ, não bộ học cách loại bỏ hình ảnh của mắt nhìn lệch và chỉ thấy hình ảnh ở mắt nhìn thẳng, hoặc mắt nhìn rõ hơn. Sau đó trẻ sẽ mất dần đi thị giác dẫn đến nhược thị.
3. Cách chữa mắt lác an toàn - hiệu quả
Hiện nay, các phương pháp chữa trị hiệu quả thường được áp dụng là điều trị bằng Tây Y và Đông Y. Mỗi phương pháp đều có những ưu - nhược điểm riêng biệt.3.1. Điều trị theo tây y.
3.1.1. Chỉnh kính
Chỉnh kính là một khâu rất quan trọng trong điều trị bệnh lác. Ngoài giải quyết yếu tố điều tiết thì đeo kính còn giúp cho việc nhìn hình ảnh rõ nét và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp của thị giác hai mắt.
3.1.2. Điều trị mắt lác bằng thuốc
Thuốc co đồng tử: người bệnh bị lác điều tiết mà không chịu đeo kính thì có thể dùng các thuốc có tác dụng co đồng tử mạnh nhằm gây co quắp điều tiết và mức độ quy tụ khi nhìn gần. Các thuốc thường dùng là Phospholine, Ecothiopat iodua 0,125% ngày tra 1 lần hoặc Pilocarpin 4% tra 4 lần/ngày trong 6 tuần.
Chữa mắt lác bằng Phospholine ức chế Cholinesterasa làm Acetylcholin hoạt động mạnh hơn có tác dụng như phó giao cảm gây co cơ mống mắt, cơ thể mi và giảm tỉ số AC/A (chỉ định cho người bệnh có AC/A cao). Tuy vậy, hiện nay thuốc co đồng tử không còn được dùng thông dụng như trước đây vì điều trị lâu ngày có thể sẽ gây ra tác dụng phụ do thuốc như tạo nang ở bờ đồng tử, đục thể thuỷ tinh.
Chữa mắt lác bằng độc tố botulinum: Thuốc có tác dụng ức chế giải phóng acetylcholin gây liệt cơ tạm thời. Tiêm thuốc vào cơ đối vận dưới sự hướng dẫn của điện cơ nhằm tái lập lại sự cân bằng 2 mắt.
Hiện nay nhiều bác sĩ đã sử dụng thuốc này để điều trị lác liệt, rối loạn co quắp mi tuy nhiên cần phải cân nhắc khi điều trị do phải tiêm nhắc lại sau 4-6 tháng và liều lượng tiêm ngày càng tang dần gây nên các có thể gây biến chứng tại vùng tiêm.
3.1.3. Phẫu thuật chữa mắt lác
a. Các phẫu thuật làm yếu cơ
-
Phẫu thuật lùi cơ
-
Cắt buông cơ
-
Phẫu thuật cắt bờ cơ hình zic zắc hay cắt một phần bờ cơ (hình tam giác
-
Phẫu thuật Faden (còn được gọi là phẫu thuật sợi chỉ Cupper):
b. Các phẫu thuật cắt bớt cơ, tăng độ co kéo chữa mắt lác
- Phẫu thuật rút ngắn cơ: Cắt bớt 1 đoạn đầu gân cơ và khâu trở lại chỗ bám cũ, thường dùng cho các cơ thẳng.
- Gấp cơ: khâu gấp chồng 1 đoạn cơ hoặc gân cơ nhằm tăng cường sức mạnh của cơ, hay được áp dụng cho cơ chéo trên và có khi cho cả cơ thẳng.
- Tiến cơ ra trước: khâu cơ vào củng mạc tiến ra trước đường bám, hay dùng để tăng cường tác dụng của cơ trực trước đó đã được lùi. Ngoài ra còn được áp dụng cho cả cơ chéo dưới của mắt.
- Phẫu thuật chỉnh chỉ
- Phẫu thuật chuyển chỗ bám và di thực cơ
3.2. Chữa mắt lác bằng đông y
Dựa trên quan điểm của y học cổ truyền, coi mắt là một ngũ quan của cơ thể, có sự liên hệ với ngũ tạng của cơ thể. Các dấu hiệu bệnh lý của mắt ngoài thể hiện bệnh lý tại mắt còn thể hiện bệnh lý của các tạng phủ trong cơ thể.
Bệnh mắt lác (lé), ngoài vấn đề lệch trục nhãn cầu còn là sự mất cân bằng các tạng phủ liên quan đến học thuyết âm dương ngũ hành, ngũ luân, bát khuyếch..
Do vậy việc điều trị lác bằng đông y nhằm mục đích tạo lại sự cân bằng các nhóm cơ vận nhãn. Bản chất là tạo lại sự cân bằng âm dương khí huyết, cân bằng các tạng phủ trong cơ thể. Đó là điều trị về gốc bệnh để bệnh nhân không bị lác lại sau này
>> Xem thêm: Chữa bệnh sụp mí, mắt lác, song thị bằng đông y
Muốn nhãn cầu không còn bị lệch thì phải phục hồi để các cơ và dây thần kinh vận nhãn khỏe mạnh trở lại. Đây là cơ chế rất dễ hiểu.
Kế thừa tình hoa của Y học cổ truyền, Đông y Sơn Hà đã chữa thành công cho nhiều bệnh nhân bj mắt lác, giúp cho người bệnh lấy lại được đôi mắt khỏe đẹp bằng phương pháp rất hiệu quả và an toàn, không cần phẫu thuật. Liên hệ ngay với Đông Y Sơn Hà để được tư vấn, hỗ trợ điều trị sớm, kịp thời.
Thông tin tác giả
Phạm Thị Thu Hà
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...