0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Nhược thị bẩm sinh nguy hiểm như thế nào? Phương pháp điều trị

Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Nhược thị bẩm sinh là một trong những nguyên nhân điển hình nhất gây mất thị lực ở trẻ nhỏ. Bệnh lý này xuất hiện và phát triển ngay từ khi trẻ chào đời. Các chuyên gia ước tính, cứ khoảng 50 trẻ thì có 1 trường hợp trẻ mắc nhược thị bẩm sinh. Những tác hại tiềm ẩn của bệnh nhược thị bẩm sinh rất đáng lo ngại. Các bậc cha mẹ bày tỏ sự lo lắng và thắc mắc không biết chứng bệnh này có thể điều trị dứt điểm không? Theo dõi bài viết để cùng giải đáp những thông tin về nhược thị bẩm sinh đang được quan tâm.
Xem nhanh

1. Hiểu rõ hơn về nhược thị bẩm sinh 

Trước khi tìm hiểu kỹ hơn các vấn đề liên quan đến nhược thị bẩm sinh, các bạn cũng nên hiểu rõ bệnh nhược thị bẩm sinh là gì? Qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia chỉ ra rằng trẻ em thường mất khoảng 3-5 năm đầu đời để nhìn rõ như người lớn và sẽ mất 7 năm để hoàn thiện thị thị lực cũng như phát triển toàn diện các kết nối giữa não bộ và mắt.
 
1. Hiểu rõ hơn về nhược thị bẩm sinh 

Theo đó, nhược thị bẩm sinh là tình trạng thị lực bị suy giảm ở một hoặc cả hai bên mắt, xuất hiện ngay từ khi trẻ chào đời. Nguyên nhân được xác định là bởi sự phát triển không bình thường trong những ngày tháng đầu đời đã ảnh hưởng - làm thay đổi các đường dẫn dây thần kinh giữa một lớp mô mỏng (võng mạc) ở phía sau não và mắt, gây ra chứng nhược thị.

Thường, nhược thị bẩm sinh chỉ xuất hiện ở một bên mắt. Mắt yếu hơn nhận được ít tín hiệu thị giác hơn. Sau cùng, làm cho tầm nhìn một bên mắt bị hạn chế, khi đó não sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào bên mắt còn lại và hình thành nên nhược thị.

2. Nguyên nhân gây nhược thị bẩm sinh 

Nhược thị có thể hình thành từ các vấn đề về thị lực và các vấn đề khác của mắt. Bất cứ nguyên nhân nào gây hạn chế thị lực của một trong hai mắt hay có sự tương tác bất thường của hai mắt ở giai đoạn phát triển đều có thể gây nhược thị. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhược thị bẩm sinh bao gồm:
 
2. Nguyên nhân gây nhược thị bẩm sinh 

2.1 Lác mắt 

Lác mắt - nguyên nhân hàng đầu gây nhược thị. Lác mắt là tình trạng hai mắt hướng về hai hướng hoàn toàn khác nhau và gây nhược thị bằng cách làm cho vỏ não dập tắt hình ảnh của một bên mắt (thường là bên mắt bị lác) để tránh tình trạng song thị. Quá trình ức chế lâu dài tín hiệu của một bên mắt sẽ làm suy yếu các kết nối thần kinh từ mắt đó tới vỏ não hay nói cách khác là làm cho mắt phát triển một cách không bình thường và gây ra nhược thị.

Xem thêm: Mắt bị lác là một trong những nguyên nhân chính gây nhược thị

2.2 Tật khúc xạ 

Các tật khúc xạ thường gặp như (cận thị, viễn thị, loạn thị. Ở một đứa trẻ, có thể trong hai mắt, một mắt sẽ có một tật khúc xạ nặng hơn một mắt còn lại.

Các tật khúc xạ (đặc biệt là các trường hợp bất đồng khúc xạ) rất dễ gây ra nhược thị do giảm chất lượng tín hiệu thần kinh đến từ một hay cả hai mắt. Hầu hết, nhược thị hình thành do có sự chênh lệch khúc xạ giữa hai mắt (ví dụ: một mắt có độ viễn thị hay cận thị đáng kể, trong khi mắt kia không có).

Các trường hợp bất đồng khúc xạ phần lớn có thể gây nhược thị bởi nó tạo nên sự cạnh tranh tín hiệu giữa hai mắt. Mắt có tật khúc xạ nhẹ hơn sẽ nhìn rõ và điều khiển vỏ não nhiều hơn mắt nhìn mờ và làm cho mắt nhìn mờ bị nhược thị.

2.3 Hiện tượng đục thủy tinh thể

Một số trường hợp trẻ bẩm sinh khi chào đời bị đục thủy tinh thể nơi thấu kính bình thường của mắt bị đục. Chính điều này làm cho thị lực mắt phát triển bất thường và gây ra nhược thị bẩm sinh.

Ngoài ra, một số các bất thường khác gây hạn chế thị giác như sụp mi, rung giật nhãn cầu,...ở trẻ nhỏ cũng có thể là nguyên nhân gây nhược thị. Các trường hợp trẻ có nguy cơ bị nhược thị bẩm sinh có thể kể đến như: trẻ sinh non, chậm phát triển và có tiền sử gia đình mắc bệnh, trẻ nhẹ cân khi sinh. Điều trị sớm và kịp thời là cấp thiết để cho phép sự phát triển thị giác bình thường ở trẻ em.

Xem thêm: Sụp mí mắt gây nhược thị và những biến chứng nguy hiểm cần lưu ý

3. Nhược thị bẩm sinh nguy hiểm như thế nào?

Khi một đứa trẻ bị nhược thị, một bên mắt sẽ không nhìn rõ, bên còn lại nhìn rõ hơn. Bộ não dần loại bỏ hình ảnh từ bên mắt bị mờ và hầu như chỉ phụ thuộc vào bên mắt có tầm nhìn rõ ràng. Khi đó, bên mắt nhìn mờ ngày một kém đi, dẫn đến khả năng phối hợp giữa hai mắt bị ảnh hưởng.

Trẻ bị nhược thị, hai mắt sẽ không hoạt động cùng nhau, khiến nhận thức độ sâu hình ảnh của mắt kém, trẻ khó phân biệt các vận ở gần và ở xa. Để dễ dàng quan sát, trẻ thường phải nheo mắt, nhắm một bên mắt hay nghiêng đầu sang bên nhìn rõ hơn. Những thói quen này không tốt, khiến một bên mắt bị suy giảm thị lực theo thời gian.

Bệnh nhược thị không thể tự khỏi được, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ không còn khả năng chữa khỏi, và có thể dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực vĩnh viễn (mù lòa).

Mức độ nguy hiểm của bệnh phụ thuộc vào việc bệnh được tiến hành điều trị sớm và được điều trị đúng cách hay không. Phát hiện và điều trị bệnh sớm trước khi trẻ trên 7 tuổi thì có khả năng phục hồi thị lực hoàn toàn. Tuy nhiên, khi trẻ ở độ tuổi từ 7 - 17 tuổi thì hiệu quả điều trị sẽ không còn được cao. Nhược thị thường khó điều trị ở người trưởng thành và thanh thiếu niên.

4. Các phương pháp điều trị nhược thị bẩm sinh 

Nhược thị có thể điều trị dứt điểm hay không phụ thuộc vào thời điểm điều trị và hiệu quả của phương pháp điều trị. Một số phương pháp điều trị nhược thị bẩm sinh phổ biến nhất phải kể đến như:
 
4. Các phương pháp điều trị nhược thị bẩm sinh 

4.1 Miếng dán che mắt 

Đây là phương pháp cơ bản nhất, sử dụng một miếng dán che lại bên mắt có thị lực tốt hơn bên còn lại và buộc não bộ phải kết nối với bên mắt bị nhược thị, thúc đẩy phát triển thị lực ở bên mắt đang yếu hơn.

Chữa nhược thị bẩm sinh bằng miếng dán mắt có thật sự hiệu quả? Điều trị nhược thị bẩm sinh bằng miếng dán mắt sẽ hiệu quả nhất nếu được sử dụng trước khi trẻ lên 6 tuổi. Trẻ sẽ cần được đeo miếng dán mắt từ 2-6 giờ mỗi ngày hoặc hơn.
Thời gian điều trị đồng thời là thời gian trẻ phải đeo miếng dán mắt sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ nghiêm trọng của bệnh và khả năng phối hợp của trẻ trong việc thực hiện đeo miếng dán. Các trường hợp điều trị nhược bằng đeo miếng dán mắt sẽ cần khoảng thời gian từ vài tháng cho đến vài năm tùy theo tình trạng bệnh.

4.2 Đeo kính 

Đeo kính là phương pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị các tật khúc xạ là nguyên nhân dẫn đến nhược thị. Trong một vài trường hợp, nhược thị bẩm sinh ở trẻ có thể xảy ra do mắt lác kết hợp cùng các tật khúc xạ khác.

Kính được kê đơn để giúp mắt bị nhược thị có thể kết nối nhiều hơn với não bộ, cho phép sử dụng đồng thời cả hai mắt để thị lực phát triển một cách bình thường. 

4.3 Thuốc nhỏ mắt 

Trong trường hợp, đeo miếng dán mắt có thể gặp khó khăn đối với các trẻ còn quá nhỏ. Trẻ quấy khóc, khó chịu thì có thể thay thế bằng việc điều trị nhược thị với thuốc nhỏ mắt.

Tuy nhiên, thuốc nhỏ mắt sẽ chỉ hiệu quả trong những trường hợp suy giảm thị lực nhẹ hoặc trung bình, các trường hợp nặng hơn sẽ không có nhiều hiệu quả tốt. Ngoài ra, trong một số trường hợp khá hiếm gặp, thuốc nhỏ mắt có thể gây tác dụng phụ như: đỏ da, đau đâug, kích ứng mắt, nhạy cảm với ánh sáng. Phụ hung cần cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro trong việc điều trị nhược thị bẩm sinh cho trẻ bằng thuốc nhỏ mắt.

4.4 Điều trị hiệu quả bằng Đông y 

Yếu tố then chốt trong điều trị nhược thị bẩm sinh là phát hiện chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh và độ tuổi của trẻ. Điều trị nhược thị bẩm sinh bằng Đông y cốt lõi là điều trị nguyên nhân gây bệnh, điều trị tận gốc bệnh từ bên trong. 

Điều trị nhược thị bẩm sinh bằng Đông y hiện là một trong những giải pháp hàng đầu với tỷ lệ an toàn và thành công cao, phù hợp với cả trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Cơ chế điều trị bệnh bằng Đông y là dùng các loại thảo dược quý, lành tính, giúp phục hồi các tổn thương là nguyên nhân gây nhược thị bẩm sinh từ đó giúp xóa bỏ tình trạng nhược thị, giúp phục hồi thị lực. 

Với trẻ nhỏ, đây là phương pháp điều trị đáng được lựa chọn bởi điều trị nhược thị bẩm sinh bằng Đông y không can thiệp xâm lấn, không gặp tác dụng phụ, hạn chế biến chứng, tạo tâm lý an toàn cho bệnh nhân.

Đông Y Sơn Hà là một trong những phòng khám đông y uy tín số #1 mà bạn không thể bỏ qua. Khi đến với Đông Y Sơn Hà bệnh nhân sẽ được thăm khám và điều trị với quy trình nghiêm ngặt bám sát tiến trình điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất.
 
quy trình điều trị bệnh tại đông y sơn hà

Trong trường hợp bệnh nhân ở xa, không tiện đến trực tiếp phòng khám thì đội ngũ y bác sĩ của Đông Y Sơn Hà vẫn hỗ trợ điều trị từ xa dựa trên các kết quả kiểm tra, thăm khám trước đó của bệnh nhân. Hãy liên hệ ngay với phòng khám Đông y Sơn Hà qua hotline 0989.116.118 để được tư vấn hỗ trợ, điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả.

Thông tin tác giả

Phạm Thị Thu Hà

Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền

Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...

 
Xem thêm về tác giả >>

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Tags

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>