0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Cách điều trị mất ngủ bằng bài thuốc thảo dược tốt nhất

Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Mất ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ với các biểu hiện như thiếu ngủ hoặc không ngủ được. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị mất ngủ tuy nhiên cách điều trị mất ngủ bằng bài thuốc thảo dược không chỉ an toàn, ít tác dụng phụ mà còn mang lại những hiệu quả rất tích cực.
Xem nhanh

1. Mất ngủ là bệnh gì?

Giấc ngủ giữ vai trò quan trọng trong đời sống của con người, giúp con người có được thời gian nghỉ ngơi sau những khoảng thời gian học tập và làm việc mệt mỏi.

Theo các chuyên gia, mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ rất phổ biến. Mất ngủ có thể thuộc các trường hợp như ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ dù rất buồn ngủ, bật dậy giữa đêm và không thể trở lại giấc ngủ, có thể khiến bạn mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cơ thể và làm giảm chất lượng cuộc sống.
 
 Mất ngủ là bệnh gì?

Các nghiên cứu cho thấy, một người bình thường phải ngủ từ 7-8 tiếng/ngày và phải đảm bảo thời gian, đủ sâu và cảm thấy tràn đầy năng lượng mỗi khi thức dậy.

Mất ngủ có thể chia làm 2 loại chính:
  • Mất ngủ cấp tính: là tình trạng mất ngủ kéo dài dưới 1 tháng.
  • Mất ngủ mạn tính: là tình trạng khó ngủ, không ngủ được diễn ra trong thời gian dài tối thiểu là 1 tháng.
Mất ngủ là bệnh khá phổ biến, không chỉ người già mắc phải mà hiện nay số lượng người trẻ mất ngủ cũng liên tục gia tăng. Mất ngủ được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Những thay đổi về thói quen sinh hoạt hay chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện giấc ngủ trên một số đối tượng.

2. Nguyên nhân gây bệnh mất ngủ

Mất ngủ được hình thành từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, mất ngủ có thể do ảnh hưởng tâm sinh lý, do các yếu tố ngoại cảnh hoặc cũng có thể liên quan đến một số chứng bệnh tâm thần. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng mất ngủ:

2.1 Nguyên nhân khách quan

Một trong những nguyên nhân khách quan cơ bản nhất dẫn đến mất ngủ chính là do các yếu tố môi trường (ô nhiễm, nhiệt độ, tiếng ồn, phòng ngủ, ánh sáng nhiều) tác động. Trong đó, tiếng ồn chính là nguyên nhân hàng đầu gây gián đoạn giấc ngủ và làm bạn mất ngủ. 

Một nguyên nhân quan trọng khác có ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của bạn chính là phòng ngủ. Phòng ngủ quyết định đến 70% giấc ngủ của bạn. Phòng ngủ khi có nhiệt độ quá cao, quá ẩm thấp hay quá bí có thể làm bạn không thoải mái khi tạo giấc ngủ. Ngoài ra, cũng cần chú ý đến hướng đặt giường ngủ, giữ gìn vệ sinh cho phòng ngủ luôn thoáng mát, sạch sẽ.

Chênh lệch múi giờ, thay đổi lịch làm việc: Giờ làm việc của bạn không ổn định khiến cơ thể dễ bị rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, việc thay đổi vị trí làm việc hay đi du lịch ở những địa điểm có múi giờ chênh lệch với nơi sống cũng là nguyên nhân dẫn đến mất ngủ. Một nguyên nhân khác mà bạn cũng nên biết là không có thói quen đi ngủ đúng giờ, ngủ nhiều vào buổi sáng, vận động quá mạnh trước khi ngủ, thức đêm thường xuyên làm cho cơn buồn ngủ đi vào sai giấc lâu dần trở thành bệnh mất ngủ.

Ngoài ra, nguyên nhân khách quan dẫn đến mất ngủ còn do chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học hoặc do áp lực cuộc sống làm cho bạn mất cân bằng tâm lý và stress trong thời gian dài.

2.2 Nguyên nhân chủ quan 

► Yếu tố bệnh lý:
  • Mất ngủ không rõ nguyên nhân: có tiền sử với bệnh khó ngủ nhưng không tìm được nguyên nhân, điều này rất khó điều trị triệt để bệnh.
  • Do mắc các bệnh nội khoa: đại tràng, hen phế quản, tiêu hóa, xương khớp, tiểu đường, tim mạch, đau dạ dày, béo phì, huyết áp,....
  • Do các bệnh lý tâm thần như: rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn stress sau chấn thương, tâm thần phân liệt, trầm cảm, bệnh sa sút trí tuệ,...
  • Thường xuyên sử dụng các chất kích thích: rượu, các dạng thuốc phiện,..
► Yếu tố sinh lý:
  • Tuổi già 
  • Phụ nữ đến thời kỳ mãn kinh
  • Tiền kinh nguyệt
  • Phụ nữ mang thai
  • Sốt, viêm đau
Đối với phụ nữ mãn kinh, người già và phụ nữ mang thai là do sự thay đổi hooc môn trong cơ thể dẫn đến tâm sinh lý mà bệnh mất ngủ thường xuyên gặp phải ở những trường hợp này.

Xem thêm: Tác hại của ngủ muộn - Giấc ngủ có ý nghĩa như thế nào?

3. Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?

Khi mất ngủ không được hình thành từ những nguyên nhân trên thì có thể mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì đó. Một số bệnh thường được biết đến như:
 
Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?
  • Bệnh dị ứng: Những triệu chứng dị ứng có thể xảy ra vào ban ngày hoặc ban đêm làm gián đoạn giấc ngủ nghiêm trọng, gây ra bệnh mất ngủ.
  • Bệnh viêm khớp: Một trong những căn bệnh hay gặp nhất ở người cao tuổi và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất ngủ. Việc thiếu ngủ sẽ có nguy cơ làm tăng triệu chứng viêm khớp và gây đau.
  • Bệnh tim mạch: Các vấn đề liên quan đến tim và phổi cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng mất ngủ.
  • Các vấn đề về tuyến giáp: Tuyến giáp hoạt động quá công suất làm cho các chức năng trao đổi chất khác của cơ thể đồng loạt tăng tốc, khiến người bệnh cảm thấy khỏe khoắn, đầy sức sống gây cản trở thư giãn và khó chìm vào giấc ngủ.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ nhất là ở những đối tượng có độ tuổi từ 45 đến 64. 
  • Các bệnh lý khác liên quan đến rối loạn giấc ngủ như: ác mộng, ngưng thở khi ngủ, mộng du, hoảng sợ trong giấc ngủ….

4. Cách điều trị mất ngủ bằng bài thuốc thảo dược tốt nhất

Mất ngủ có thể được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, bởi thế mà cũng có rất nhiều các phương pháp khác nhau để điều trị mất ngủ. Tuy nhiên, điều trị mất ngủ bằng bài thuốc thảo dược mang đến hiệu quả tích cực và đặc biệt là hạn chế tác dụng phụ cho bệnh nhân.
 
Cách điều trị mất ngủ bằng bài thuốc thảo dược tốt nhất

Theo Đông y, có nhiều loại thảo dược tự nhiên được biết đến là thần dược giúp an thần cải thiện tình trạng mất ngủ, trong đó bình vôi, cây vông nem, cây lạc tiên, long nhãn và tâm sen  là những vị thuốc thường được dùng nhất.

4.1 Bình vôi 

Theo Đông y, dược liệu bình vôi có tính lương, vị đắng, quy vào Can và Tỳ. Dược liệu này có tác dụng chính trong việc hỗ trợ an thần, trấn kinh, tuyên phế và được sử dụng để điều trị các bệnh như: mất ngủ, đau đầu, ho, khó thở, hen suyễn.

Bài thuốc trị mất ngủ từ bình vôi: Kết hợp các dược liệu long nhãn, nhân hạt táo chua, hạt sen, lá vông với củ bình vôi. Hỗn hợp được đem sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang, uống trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.

4.2 Cây lạc tiên 

Cây lạc tiên hay còn được gọi là rau nhãn lồng, theo đông y thảo dược này có tính mát, vị đắng và mát. Công dụng chính là tiêu viêm, lợi tiểu, giúp trấn kinh an thần hỗ trợ giảm triệu chứng mất ngủ,...Tuy nhiên cần hạn chế không nên ăn quá nhiều gây buồn ngủ quá mức.

Bài thuốc trị mất ngủ từ cây lạc tiên: sử dụng lạc tiên khô, sắc với nước và uống thay trà mỗi ngày. Có thể kết hợp với các vị thuốc khác như lá vông, tâm sen, đường và lá dâu tằm. Sắc hỗn hợp này với nước uống mỗi ngày một thang. Nên sử dụng bài thuốc trong khoảng 7-10 ngày.

4.3 Long nhãn 

Long nhãn hay được biết là cùi nhãn, theo đông y thì thảo dược này có công dụng an thần, bổ tâm và bổ tỳ điều trị suy nhược cơ thể,...đặc biệt là chứng mất ngủ mạn tính.

Bài thuốc trị mất ngủ từ long nhãn: Kết hợp cùi nhãn, táo nhân và khiếm thực đem sắc chung với nước và dùng uống trước mỗi khi đi ngủ.

4.4 Cây vông nem 

Theo Đông y, lá cây vông nem có vị hơi chát và đắng, tính bình có tác dụng dễ ngủ, hạ huyết áp, an thần, sát trùng,...Trong dân gian, dược liệu lá vông được sử dụng rất nhiều trong chữa chứng đau đầu và bệnh mất ngủ bằng cách sắc nước uống hoặc dùng lá làm rau ăn.

Bài thuốc trị mất ngủ từ cây vông nem: dùng lá tầm vông khô cắt nhỏ sắc với nước, uống một lần/ngày. Sử dụng thuốc trong vài ngày sẽ chấm dứt tình trạng mất ngủ.

4.5 Tâm sen 

Tâm sen hay liên tâm là mầm của hạt sen. Trong Đông y, tâm sen có tính hàn, vị đắng, quy kinh tâm có công dụng chính trong giải nhiệt, trấn kinh an thần nên thường được sử dụng để điều trị mất ngủ.

Sử dụng tâm sen ở liều phù hợp sẽ giúp an thần nhưng nếu hãm quá đặc sẽ gặp tác dụng phụ như tim đập nhanh, khó ngủ, mất ngủ nguyên đêm. Nếu sử dụng ở liều quá thấp sẽ không có tác dụng gây ngủ và có thể dẫn đến tình trạng tiểu đêm làm nặng chứng mất ngủ. Có thể sử dụng trà tâm sen để hạn chế gặp tác dụng phụ không mong muốn.

Có nhiều loại thảo dược được nghiên cứu và sử dụng để triều trị chứng mất ngủ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả đặc biệt là tránh được các tác dụng phụ không mong muốn thì người bệnh cần khám và cần sự tư vấn từ các lương y có chuyên môn về y học cổ truyền. Nếu bạn đang tìm kiếm những nguồn nhiên liệu sạch, an toàn, hãy đến ngay với Đông Y Sơn Hà để được thăm khám và điều trị hiệu quả nhất. 

Thông tin tác giả

Phạm Thị Thu Hà

Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền

Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...

 
Xem thêm về tác giả >>

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>