0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Tác hại của ngủ muộn - Giấc ngủ có ý nghĩa như thế nào?

Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Thức khuya (ngủ muộn) giờ đây đã trở thành một thói quen xấu của một bộ phận lớn giới trẻ. Có thể lý do thức khuya của mỗi người không giống nhau nhưng tác hại của việc thức khuya thường xuyên sẽ không khác nhau nhiều. Có thể các bạn đều biết thức khuya rất có hại cho sức khỏe nhưng chắc hẳn ít ai tìm hiểu sâu về nó. Thói quen ngủ muộn sẽ khiến cơ thể bạn nhanh chóng bị hủy hoại, hãy theo dõi bài viết để tìm hiểu thêm về tác hại của ngủ muộn và cách để có một giấc ngủ ngon.
Xem nhanh

1. Chu kỳ của giấc ngủ 

Chu kỳ của giấc ngủ được chia thành 5 giai đoạn, tại mỗi giai đoạn cơ thể sẽ thực hiện những hoạt động đặc thù khác nhau. Cùng theo dõi chi tiết hoạt động cơ thể được diễn ra qua các giai đoạn của giấc ngủ trong một chu kỳ:
 
 Chu kỳ của giấc ngủ 

1.1 Giai đoạn ru ngủ 

Thường thì ở giai đoạn này hoạt động ru ngủ chỉ diễn ra trong vòng 3-15 phút. Giai đoạn này bắt đầu diễn ra vào thời điểm bạn nhắm mắt chuẩn bị đi vào giấc ngủ. Tại giai đoạn ru ngủ cơ thể chuyển dần đến trạng thái ngủ nông - đây là trạng thái cực kỳ dễ bị tác động (đánh thức).

Những trường hợp bị thức giấc ở giai đoạn này thường không thể nhớ rõ những hình ảnh, một số trường hợp bị co giật đột ngột, đây là hình động phản xạ lại với cảm giác như mình đang ở tư thế bị rơi trước đó. Hiện tượng co giật đó được biết đến với cách gọi hypnic myoclonus, cơ chế giống như khi bạn đang tập trung suy nghĩ thì bị tác động bên ngoài làm giật mình.

1.2 Giai đoạn ngủ nông 

Giai đoạn ngủ nông chiếm tới 50% tổng số thời gian ngủ. Khi bước vào giai đoạn này mắt sẽ ngừng chuyển động và mọi hoạt động của bộ não (sóng não) đều sẽ trở nên chậm dần. Thỉnh thoảng khi phía trong não xảy ra những đợt sóng nhanh gọi là sleep spindle, các đợt sóng nhanh này yếu và thưa dần khi chuẩn bị bước vào giai đoạn tiếp theo.

1.3 Giai đoạn ngủ sâu 

Trong một chu kỳ giấc ngủ thì giai đoạn ngủ sâu chiếm không quá 10% tổng số thời gian ngủ. Ngủ sâu là giai đoạn chuyển tiếp giữa hai giai đoạn ngủ nông và ngủ rất sâu. Tại giai đoạn này, sóng não bắt đầu hoạt động một cách rất chậm với tên gọi là sóng delta, thỉnh thoảng sẽ xen kẽ với các đợt sóng nhanh. Nhiệt độ, nhịp thở, nhịp tim và huyết áp của cơ thể đều xuống thấp hơn so với bình thường, hệ thống cơ xương khớp chùng xuống và giãn ra.

1.4 Giai đoạn ngủ rất sâu 

Với khoảng 20% tổng thời gian ngủ, đây là giai đoạn vô cùng quan trọng giúp cơ thể ở trong chế độ được nghỉ ngơi hoàn toàn. Tại giai đoạn này, nhiệt độ, nhịp thở, nhịp tim và huyết áp của cơ thể đều xuống mức thấp nhất, hoàn toàn không xảy ra bất kỳ sự chuyển động nào của mắt và các cơ tay, cơ chân.

Trong giai đoạn này, bộ não hầu như chỉ còn tồn tại sóng chậm delta. Những người bị tỉnh giấc ở giai đoạn này thường bị mất phương hướng, choáng váng, bơ vơ, sẽ mất một vài phút sau đó não mới có thể tăng cường hoạt động để trở lại như bình thường.

1.5 Giai đoạn ngủ mơ 

Giai đoạn ngủ mơ được biết đến với một tên gọi khác là REM (rapid eye movement) chiếm 20% tổng thời gian ngủ. Tuy vẫn là giai đoạn ngủ nhưng nhiệt độ, nhịp thở, nhịp tim và huyết áp tăng lên, nhãn cầu - đôi mắt chuyển động nhanh qua lại, trong khi đó các cơ chân tay vẫn tạm thời dừng hoạt động.

Trong một số trường hợp khi đột ngột thức giấc ở giai đoạn REM thường trong giấc mơ xuất hiện những câu chuyện vô lý. Cuối giai đoạn REM, thường cơ thể thức giấc tạm thời trong một vài phút sau đó lại tiếp tục lặp lại chu kỳ giấc ngủ cho đến khi trời sáng.

2. Thời gian ngủ sâu nhất trong đêm 

Theo như chu kỳ của giấc ngủ thì thời gian ngủ sâu nhất trong đêm là giai đoạn ngủ sâu và rất sâu theo quy đổi thì nếu ngủ lúc 22h đêm thì trong khoảng 1-2 giờ là lúc cơ thể ngủ say nhất sau đó sẽ tiếp bước vào giai đoạn ngủ mơ.

Thời gian ngủ sâu nhất trong đêm 

Phụ thuộc vào thời gian ngủ của bạn là sớm hay muộn thì mới có thể xác định được giờ ngủ say nhất. Chất lượng của giấc ngủ say hay không say phụ thuộc vào một số yếu tố khác điển hình như sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, tâm lý,..

Khoảng thời gian được khuyến khích nên đi ngủ buổi tối: Theo các chuyên gia, khung giờ lý tưởng để có một giấc ngủ tốt là giờ Tý (23 giờ đêm - 1 giờ sáng). Chỉ với 5 phút ngủ trong khung thời gian này có thể tương đương với 6 tiếng ngủ ở những khung giờ khác.

Ngoài ra, khung giờ từ 11 giờ - 1 giờ trưa cũng có hiệu quả tương tự. Bởi thế, nên đi ngủ vào giờ Tý, dù bận rộn công việc hay bị khó ngủ thì cũng nên dành thời gian ru ngủ bản thân vào những khung giờ này.

Với những người làm việc thâu đêm thường sẽ không có những giấc ngủ hiệu quả bởi họ ngủ rất bất thường. Trong những trường hợp đó, đa số sẽ có người mắc chứng đau tim hay béo phì, tỷ lệ tỷ vong sớm hơn và trí nhớ không tốt như người bình thường.

Theo đồng hồ sinh học, lịch ngủ phù hợp nhất là ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày. Tùy theo sức khỏe, tuổi tác mà thời gian ngủ lý tưởng cũng có những thay đổi. Với trẻ nhỏ thường xuyên mệt mỏi và dễ ngủ hơn vào buổi tối, còn người lớn tuổi lại thường sẽ ngủ ngon vào giữa đêm. Tuy nhiên dựa vào thời gian ngủ sẽ không thể khẳng định được chất lượng ngủ.

Với một người lớn tuổi có giấc ngủ 9 tiếng nhưng khi tỉnh giấc cơ thể không đủ tỉnh táo vẫn thấy mệt mỏi chứng tỏ họ có thể bị rối loạn giấc ngủ hoặc là đang thiếu ngủ. Ngược lại, với người chỉ ngủ trong 6 tiếng nhưng lại có tinh thần sảng khoái tỉnh táo khi thức giấc thì chứng tỏ họ đã có một đêm ngon giấc.

3. Tác hại của ngủ muộn 

Tại sao nên bỏ thói quen ngủ muộn? Cùng theo dõi những tác hại của ngủ muộn dưới đây để biết tại sao ngủ muộn là thói quen xấu nên bỏ:
 
 Tác hại của ngủ muộn 

3.1 Mệt mỏi, tinh thần uể oải, đau đầu 

Não bộ là nơi phải tiếp nhận và xử lý hàng ngàn luồn thông tin khác nhau mỗi ngày. Bởi vậy mà sau một ngày dài làm việc, học tập, giấc ngủ sẽ giúp não bộ được thư giãn nghỉ ngơi và phân bổ lại tất cả thông tin. Nhưng nếu ngủ muộn (thức khuya) tức nào não bộ vẫn phải tiếp tục hoạt động trong khoảng thời gian đó, dẫn đến sự căng thẳng quá độ làm tăng cảm giác mệt mỏi, uể oải và thiếu sự tập trung.

Bên cạnh đó, ngủ muộn thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng thiếu ngủ có thể khiến bạn gặp phải những cơn đau đầu dữ dội. Các chuyên gia cũng đã lưu ý, thiếu ngủ có thể dẫn đến hai loại bệnh đau đầu phổ biến là đau đầu do căng thẳng và đau nửa đầu.

3.2 Trí nhớ suy giảm 

Ở một vài nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng người thức khuya quá thường xuyên sẽ dẫn đến tỷ lệ suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với những người bình thường. Nguyên nhân chủ yếu là do trong khoảng thời gian ngủ bộ não sẽ được nghỉ ngơi và xâu chuỗi lại những hoạt động diễn ra trong ngày. Việc ngủ muộn thường xuyên trong thời gian dài, làm cho não không được nghỉ ngơi và trí nhớ bị suy giảm.

3.3 Da xuống sắc, lão hóa nhanh và dễ bị mụn 

Da được tái tạo vào ban đêm là chủ yếu, bởi thế việc ngủ muộn (thức khuya) sẽ làm gián đoạn hoạt động điều tiết và tái tạo da. Thức khuya gây ra tình trạng khô da và là nguyên nhân làm mất cân bằng độ ẩm da, lâu dần gây hư tổn và lão hóa da nhanh chóng. Bên cạnh đó, thức khuya có thể gây rối loạn nội tiết tố khi đó sẽ tiết ra nhiều cortisol hơn, khiến da bị nhờn,  bít tắc lỗ chân lông hình thành nên mụn.

3.4 Tác động đến hệ miễn dịch 

Khoảng thời gian ngủ là lúc cơ thể sản sinh ra các hóc - môn  cần thiết duy trì hệ miễn dịch của toàn cơ thể. Vì thế, khi ngủ muộn hoặc thức xuyên đêm, cơ thể sẽ không sản sinh ra các hóc-môn đó làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể.

Bên cạnh đó, không ngủ đủ giấc sẽ làm cơ thể trở nên mệt mỏi, thiếu sức sống và khi hệ miễn dịch suy giảm bạn sẽ dễ mắc các bệnh lây truyền như cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp,...

3.5 Ảnh hưởng đến mắt 

Ngủ muộn để thực hiện các công việc giải trí hay học tập không chỉ khiến mắt mệt mỏi, không có khoảng thời gian nghỉ sau một ngày dài mệt mỏi mà còn làm mắt bị quá tải, mờ mắt, ảnh hưởng thị lực và dễ mắc các tật khúc xạ điển hình là cận thị. Việc thức khuya dẫn đến thiếu ngủ làm cho quá trình tuần hoàn chất lỏng ở mắt bị rối loạn dẫn đến sưng mắt, co giật, bọng mắt, hạn chế sự tập trung của tầm nhìn.

Bên cạnh đó, trong điều kiện ánh sáng thiếu cùng với thói quen sử dụng các thiết bị điện tử (màn hình điện thoại, máy tính,...) sẽ làm tổn thương các tế bào cảm thụ ánh sáng ở võng mạc làm mắt yếu dần và mờ đi.

3.6 Ngủ muộn là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hại 

Ngủ muộn sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học vốn có chức năng điều chỉnh chu kỳ thức - ngủ, từ đó mà dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như bệnh về tim, gan bị suy kiệt (mắc các bệnh về gan như viêm gan, ung thư gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan ,...), gây đau dạ dày và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Ngủ muộn gây nhiều nguy hại cho cơ thể, đây là điều mà hầu như ai cũng biết tuy nhiên với lối sống hiện đại buông thả như hiện nay thì việc hạn chế được số lượng người thức khuya là một vấn đề lớn. Nhằm giảm thiểu tối đa tác hại của việc thức khuya, các bạn nên xây dựng cho mình chế độ ngủ khoa học, sắp xếp công việc và dành đủ thời gian để có thể ngủ đủ - đúng giấc.

Nếu bạn đang gặp các vấn đề về sức khỏe, hãy liên hệ ngay với Đông Y Sơn Hà để được tư vấn, hỗ trợ điều trị hiệu quả. Đông Y Sơn Hà tự hào là phòng khám đông y uy tín hàng đầu giúp bạn có thể hoàn toàn an tâm, tin tưởng.

Thông tin tác giả

Phạm Thị Thu Hà

Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền

Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...

 
Xem thêm về tác giả >>

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>