Tác dụng của cam thảo trong điều trị bệnh và những điều nên tránh
Tác giả: Phạm Thị Thu Hà
Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Từ xa xưa, cam thảo đã là một vị thuốc rất quen thuộc với nhiều người, nó có nhiều tác dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh nên được sử dụng trong cả Đông y và Tây y. Tuy có nhiều công dụng như bồi bổ, giải nhiệt, tăng sức đề kháng,...nhưng ít ai biết được cam thảo cũng có những hạn chế cần tránh khi sử dụng. Theo dõi bài viết để viết những công dụng thần kỳ cùng những lưu ý cần biết khi sử dụng cam thảo.
Xem nhanh
1. Giới thiệu về cây cam thảo
Rễ cam thảo - một trong những vị thuốc thảo dược có nguồn gốc lâu đời nhất trên thế giới. Cam thảo được phát hiện ở Tây Á và Nam Âu, cam thảo được sử dụng rất nhiều trong điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Loại cây này còn được dùng để tạo hương vị cho thuốc, các loại bánh kẹo và đồ uống. Cam thảo được sử dụng nhiều từ thời Ai Cập cổ đại, nơi rễ được chế biến thành các loại thức uống ngọt ngào cho các Pharaoh.Ngoài ra, chúng cũng được dùng trong các loại thuốc truyền thống của Trung Đông, Hy Lạp và Trung Quốc. Dân gian đã tận dụng cam thảo để triều trị các vấn đề về đường hô hấp, hệ tiêu hóa và giảm viêm.
Cam thảo với thành phần chứa hàng trăm hợp chất thực vật, hợp chất hoạt động chính của rễ cam thảo là glycyrrhizin. Glycyrrhizin.có liên quan đến nhiều tác dụng phụ của rễ cam thảo. Bởi vậy, một số sản phẩm sử dụng cam thảo để tạo áp lực lên mỡ (khử mỡ) (DGL), đã loại bỏ glycyrrhizin.
Nhìn chung, rễ cam thảo được ứng dụng như một nguyên liệu tạo hương và dược liệu điều trị bệnh. Cam thảo được chế biến thành nhiều dạng khác nhau như: Trà, Chất lỏng, Viên nang hay Gel bôi ngoài da.
2. Tác dụng của cam thảo trong điều trị bệnh
Cam thảo có tác dụng tốt trong bồi bổ cơ thể, giải độc, bảo vệ gan, giảm cholesterol, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Tính năng của cam thảo có thể thay đổi theo cách bào chế: Ví dụ khi nướng cam thảo thì sẽ có tính ấm có thể dùng chữ Tỳ vị hư nhược, đau bụng do tiêu chảy, kém ăn, sốt do mệt mỏi,...Nếu dùng sống thì cam thảo có tính mát, có thể giải nhiệt, hạ hỏa cho cơ thể, giải độc, chữa viêm loét đường tiêu hóa. Đặc biệt, cam thảo có công dụng tốt trong hỗ trợ giải độc của độc tố uốn ván. Dưới đây là một số tác dụng của cam thảo trong điều trị bệnh, mời các bạn tham khảo:
2.1 Hỗ trợ các tình trạng da
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, rễ cam thảo có chứa hơn 300 hợp chất, một số trong đó có tác dụng chống viêm, kháng virus và kháng khuẩn tốt. Đặc biệt, trên các nghiên cứu động vật và ống nghiệm liên kết glycyrrhizin với nhiều lợi ích có hiệu quả trong kháng khuẩn và chống viêm. Do đó, chiết xuất từ rễ cây cam thảo được bào chế và sử dụng nhiều trong điều trị các vấn đề về da bao gồm cả bệnh chàm và mụn nhọt.Trong một vài nghiên cứu kéo dài ở người lớn tuổi cho thấy, dùng gel bôi ngoài da có chiết xuất từ rễ cam thảo có thể cải thiện đáng kể bệnh chàm. Còn về mụn trứng cá (mụn nhọt) thì việc sử dụng gel bôi vẫn còn khá hạn chế và chưa có nhiều hiệu quả tích cực.
2.2 Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là dạng tổn thương hình thành những vết loét đau bên trong dạ dày, ruột non hoặc thực quản dưới. Chúng được tạo thành bởi chứng viêm do vi khuẩn có tên là H.pylori. Các chuyên gia y tế cho biết, chiết xuất từ rễ cây cam thảo và glycyrrhizin của nó có tác dụng tốt trong điều trị loét dạ dày tá tràng.Một số nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất cam thảo với liều lượng 200mg mỗi kg trọng lượng cơ thể được bảo vệ chống lại những vết loét này tốt hơn omeprazole. Đây được biết đến là loại thuốc loét dạ dày tá tràng được sử dụng khá phổ biến.
Một vài nghiên cứu kéo dài 2 tuần ở người cho thấy, việc tiêu thụ chiết xuất cam thảo là một phương pháp điều trị tiêu chuẩn sẽ hạn chế đáng kể sự phát triển và hiện diện của vi khuẩn H.pylori.
Xem thêm: Gợi ý 7 bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày bằng thảo dược hiệu quả nhất
2.3 Đặc tính chống ung thư
Bởi trong thành phần của cam thảo chứa nhiều hợp chất thực vật có hiệu quả chống viêm và chống oxy hóa. Chiết xuất từ rễ cam thảo được nghiên cứu và cho thấy nó có tác dụng trong việc hạn chế và chống lại sự phát triển của một số loại ung thư như ung thư da, ung thư vú hay ung thư đại trực tràng và tuyến tiền liệt.Các nghiên cứu hiện vẫn còn giới hạn ở thực vật và trong ống nghiệm nên chưa có kết quả chính xác về tác động của nó đối với ung thư ở người. Tuy nhiên, chiết xuất từ rễ cam thảo có hiệu quả trong điều trị viêm niêm mạc miệng - vết loét miệng rất đau. Đây là tình trạng mà các bệnh nhân ung thư có khả năng phải đối mặt khi gặp tác dụng phụ của xạ trị và hóa trị.
Ở một số nghiên cứu kéo dài 2 tuần trên người trưởng thành bị ung thư cổ và ung thư đầu cho thấy, một lớp màng cam thảo tại chỗ cũng có công dụng không kém gì các phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh nhân bị viêm niêm mạc miệng.
2.4 Làm dịu các tình trạng hô hấp trên
Nhờ có tác dụng trong kháng khuẩn và chống viêm nên cả chiết xuất rễ cam thảo và trà đều có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị các tình trạng hô hấp trên. Đặc biệt, khi nghiên cứu trên động vật đã cho kết quả rằng chiết xuất glycyrrhizin từ rễ cam thảo giúp làm dịu cơn hen suyễn. Và ở các nghiên cứu hạn chế trên con người cũng cho ra những kết quả tương tự, tuy nhiên cũng cần có nhiều nghiên cứu lâu dài và nghiêm ngặt hơn nữa.3. Có nên sử dụng cam thảo hàng ngày không?
Cam thảo có tác dụng thanh nhiệt và giả độc nên nhiều người đã quá lạm dụng. Sử dụng cam thảo liên tục hàng ngày mà không hề hay biết trong cam thảo chứa 6-14%, cá biệt có loại chứa đến 23% glycyrrhizin, là chất có vị ngọt gấp 50 lần đường saccaroza, khi sử dụng qua đường miệng có độc tố yếu.Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, liều lượng glycyrrhizin có khả năng gây chết ở chuột là 5g/kg thể trọng. Sử dụng với liều lượng 60mg/kg thể trọng /ngày thì không phát hiện tác hại xấu. Nếu tăng liều lượng cho chuột hấp thụ 1g/kg/ngày thì sẽ xuất hiện tình trạng tăng huyết áp, khát, tăng khả năng giữ nước và muối, đôi khi gây ra tổn thương cho hệ tim mạch và thận.
Ở người, uống nhiều nước cam thảo đặc (>100g nước chiết) sẽ gây tăng huyết áp, giảm kali trong máu. Được biết, có khoảng 1-2% người bệnh bị tăng huyết áp động mạch có sử dụng nhiều sản phẩm có thành phần cam thảo. Nếu dùng quá 5g glycyrrhizin một lúc sẽ gây rối loạn nhịp tim và rối loạn cơ. Với các đối tượng có vấn đề về gan thì các triệu chứng sẽ biểu hiện rõ nét hơn.
4. Những đối tượng không nên sử dụng cam thảo
Tuy cói nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như trong hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh nhưng không phải ai cũng thích hợp sử dụng cam thảo.Nhiều người có thói quen sử dụng nhân trần kết hợp với cam thảo để uống, tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai lầm. Cam thảo và nhân trần đều có những tác dụng tốt nhưng khi kết hợp lại sẽ gây hại, có thể mọi người không biết cam thảo có tính chất giữ nước còn nhân trần lại giúp đào thải.
Với phụ nữ có thai, khi sử dụng cam thảo kết hợp nhân trần có thể gây mất sữa hoặc ít sữa bởi nhân trần lợi tiểu sẽ thải nhiều các chất dinh dưỡng và khi lượng nước bị thải một cách thường xuyên sẽ mất dần chất dinh dưỡng nuôi nhau thai. Một số trường hợp khiến thai bị đẻ non, dị tật thai nhi hoặc thai nhi bị suy dinh dưỡng.
Đối với nam giới, khi dùng cam thảo với liều lượng trên 8g/ngày trong thời gian dài sẽ gây suy giảm miễn dịch, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp và có thể gây bất lực.
Các đối tượng bị viêm thận, viêm loét dạ dày và bệnh tăng huyết áp cũng được khuyến cáo không nên sử dụng cam thảo. Người bị táo bón lâu ngày, người cao tuổi, người ho dai dẳng, viêm phế quản, khó thở cũng không nên sử dụng cam thảo.
Các trường hợp khác được khuyến cáo sử dụng cam thảo dạng trà, không dụng các loại trà chứa cam thảo trong thành phần như nhà nhân trần, nước lọc hay trà bát bảo.
Mặc dù cam thảo là dược liệu tốt cho sức khỏe đã được sử dụng rất lâu trong hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên vẫn cần nhiều các nghiên cứu toàn diện hơn trên cơ thể con người. Nếu sử dụng cam thảo không đúng cách có thể gặp nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia trước khi sử dụng cam thảo để điều trị bệnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các vấn đề sức khỏe, liên hệ ngay với phòng khám Đông y Sơn Hà qua hotline: 0989116118 để được tư vấn và hỗ trợ ngay nhé.
Thông tin tác giả
Phạm Thị Thu Hà
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...