Vì sao trẻ nhỏ bị lác - Phương pháp trị lác an toàn, hiệu quả
Tác giả: Phạm Thị Thu Hà
Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Lác mắt xuất hiện ở khoảng 3% trẻ em, nếu không được điều trị, khoảng 50% trẻ bị mắt lác có thể bị mất thị lực một phần do nhược thị - giảm chức năng thị lực của một mắt gây ra do không sử dụng trong quá trình phát triển thị lực. Vậy mắt lác ở trẻ em là gì, những nguyên nhân nào gây ra mắt lác ở trẻ và phương pháp chữa mắt cho trẻ ra sao? Cùng Đông Y Sơn Hà tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Xem nhanh
1. Mắt lác ở trẻ em là gì?
Mắt lác, đôi khi còn được gọi là mắt lé hoặc mắt lười, là tình trạng hai mắt không thẳng hàng với nhau. Điều này có nghĩa là khi một mắt đang nhìn thứ gì đó, mắt kia sẽ quay vào, ra ngoài, lên hoặc xuống. Tùy trường hợp mà mắt lác có thể được nhận thấy ở mọi thời điểm hoặc thỉnh thoảng mới xuất hiện. Mắt lác thường biểu hiện sớm ở trẻ em, có thể ngay từ khi mới sinh.Mắt lác ở trẻ em là gì?
Khi hai mắt không nhìn thẳng và làm việc cùng nhau, mỗi mắt sẽ gửi đến não một hình ảnh khác nhau. Để ngăn chặn sự nhầm lẫn, bộ não đôi khi sẽ bỏ qua một phần hình ảnh từ một bên mắt. Nếu một mắt trở nên trội hơn, nó có thể dẫn đến giảm thị lực ở mắt còn lại, đây chính là tình trạng nhược thị.
Lác mắt cũng ảnh hưởng đến khả năng phán đoán khoảng cách của trẻ, điều này có thể dẫn đến sự vụng về và phối hợp tay mắt kém.
2. Nguyên nhân trẻ nhỏ bị mắt lác
Tình trạng mắt lác hầu như có ở mọi lứa tuổi, mắt lác ở trẻ em có thể thấy được từ khi trẻ sinh ra đến 6 tháng tuổi. Đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến mắt lác ở trẻ em:Vì sao trẻ em bị lác
2.1. Mất cân bằng trong sự phối hợp giữa hai mắt
Bình thường, hai mắt hoạt động nhịp nhàng do sự điều khiển của các dây thần kinh và 12 cơ chéo ở 2 bên mắt. Khi một trong các yếu tố này bất thường, đôi mắt của bé sẽ không cùng nhìn về một hướng, đây cũng là dấu hiệu của mắt lác.2.2. Bị tật về mắt
Cận thị, viễn thị, loạn thị. Cận thị thì thường dẫn đến lác ngoài, viễn thị thì gắn với lác trong.2.3. Bị tổn thương thần kinh hay có vấn đề về phát triển trí não
Những loại tổn thương này có thể đưa đến sự bất thường về khả năng vận động của cơ mắt ở trẻ. Bởi vậy, trẻ sinh non hoặc bị các chứng như bại não, hội chứng Down, chấn thương não có khả năng cao sẽ bị mắt lác.Trẻ đã từng có những tổn thương về mắt như nhiễm trùng, chấn thương, đục thủy tinh thể, bệnh Toxoplasma, nhược thị, ung thư võng mạc…
2.4. Yếu tố di truyền
Nhiều nghiên cứu cho thấy mắt lác ở trẻ em phần lớn đến từ gia đình. Ước tính khoảng 20% người bị mắt lác trong đó có trẻ em được xác định nguyên nhân là bắt nguồn từ yếu tố tiền sử gia đình có người bị mắt lác.3. Nhận biết mắt lác ở trẻ em
Cách đơn giản nhất để nhận biết trẻ bị mắt lác là hai mắt không nhìn cùng về một hướng. Trong đó, thường thì một mắt đang nhìn đúng vào vật thể đang hướng đến, mắt còn lại có thể nhìn theo một hướng khác:- Hướng trong: Một hoặc cả hai mắt quay vào trong về phía mũi. Đây là loại lác phổ biến nhất và ảnh hưởng đến từ 2 đến 4% trẻ em.
- Hướng lên: Hai bên mắt bị lệch, trong đó có một bên nằm cao hơn mắt còn lại một cách bất thường. Loại này ảnh hưởng theo tần suất cứ 400 trẻ em thì có 1 trẻ mắc.
- Hướng xuống: Trái ngược với hướng lên, mắt lác hướng xuống thường sẽ nằm thấp hơn mắt còn lại.
- Thường xuyên nheo mắt hoặc chớp mắt, nhất là khi gặp ánh sáng chói, đây có thể là một tín hiệu của chứng song thị ở trẻ em.
- Không có phản ứng nhạy với ánh sáng hoặc không tập trung nhìn vào một vật cụ thể nào đó, ví dụ như một món đồ chơi.
- Thường xuyên quay đầu hoặc nghiêng đầu, đây có thể là dấu hiệu trẻ đang cố gắng để vật thể rơi vào trong tầm nhìn.
4. Cách điều trị mắt lác cho trẻ em
Nếu nguyên nhân là do sự phối hợp và điều khiển của hệ thần kinh của bé chưa nhuần nhuyễn thì không có gì đáng ngại. Sau bé lớn lên thì hiện tượng mắt lác ngày còn là trẻ em sẽ mất đi. Nhưng nếu quá 6 tháng tuổi mà bé không cải thiện tình hình thì có thể bé đang mắc tật về mắt nào đó, có thể là bé bị lác mắt thật. Bên cạnh việc nhanh chóng đưa trẻ đi khám bác sĩ để có kết luận chính xác tình trạng mắt bé thì các bố mẹ có thể tham khảo một số biện pháp khắc phục mắt lác ở trẻ sau đây càng sớm càng tốt. Theo nghiên cứu điều trị mắt lác cho trẻ dưới 3 tuổi thành công đến 92%, bé càng lớn tỷ lệ giảm dần.4.1. Điều trị mắt lác ở trẻ bằng băng mắt
Trẻ bị mắt lác sẽ được đeo một miếng băng che mắt bình thường lại. Khi đó, sẽ buộc mắt bị lác phải hoạt động nhiều hơn để “nhìn thấy”. Cách này được xác nhận khá hữu ích và có hiệu quả dài lâu, giúp tăng cường tầm nhìn và thị lực ở mắt yếu hơn, khôi phục được sự liên kết chặt chẽ ở 2 mắt.Ở trẻ đang tuổi tập đi sẽ bản vá mắt/miếng băng mắt trong 2-3 giờ mỗi ngày, bị nặng hơn có thể đeo 4-6 tiếng tuỳ tình trạng.
4.2. Sử dụng thuốc nhỏ mắt chuyên dụng điều trị lác cho trẻ
Nếu bé quá nhỏ không thể đeo miếng che mắt thì các bác sĩ có thể chuyển sang sử dụng thuốc nhỏ mắt chuyên dụng riêng. Thuốc này sẽ tạm thời làm giảm tầm nhìn của mắt bình thường, giúp cho mắt bị lệch hoạt động mạnh hơn và từ từ về “thẳng”4.3. Tiến hành phẫu thuật chữa mắt lác ở trẻ em
Đối với các trường hợp trẻ em mắt lác nghiêm trọng hơn mà tất cả các phương pháp trên đều không đạt hiệu quả, ba mẹ nên nghĩ đến việc cho trẻ thực hiện phẫu thuật.Phẫu thuật lác trên cơ mắt giúp điều chỉnh mắt phù hợp và cho phép thị lực phát triển tốt. Phẫu thuật thường được thực hiện để điều chỉnh sự thẳng hàng của mắt ở trẻ em.
Phẫu thuật lác thường được thực hiện ở trung tâm phẫu thuật ngoại trú. Trẻ sẽ được gây mê toàn thân để có thể ngủ hoàn toàn. Bác sĩ sẽ thực hiện cắt một vết cắt nhỏ trong mô bao phủ mắt để có thể tiếp cận các cơ mắt. Các cơ sau đó được định vị lại để giúp mắt hướng về cùng một hướng.
Phẫu thuật có thể cần được thực hiện ở một hoặc cả hai mắt. Một số trẻ em có thể cần phẫu thuật lần thứ hai để điều chỉnh mắt nếu lần một chưa đạt hiệu quả. Sau khi phẫu thuật, hầu hết trẻ có thể trở lại sinh hoạt hàng ngày trong khoảng 2 - 3 ngày.
Phẫu thuật chữa mắt lệch thường là một cách an toàn và hiệu quả để điều trị mắt lệch. Tuy vậy, cũng như bất kỳ phẫu thuật nào, phẫu thuật mắt lác vẫn có những rủi ro nhất định. Tuy hiếm nhưng chúng có thể nghiêm trọng. Bác sĩ nhãn khoa sẽ thảo luận với ba mẹ của trẻ về những rủi ro và lợi ích này của phẫu thuật.
4.4. Điều trị bằng Đông y
Điều trị mắt lác bằng đông y là phương pháp dùng các bài thuốc cổ truyền để phục hồi những nhóm cơ vận nhãn bị yếu, sợi cơ phân bố không đề. Đồng thời giúp cơ phát trở lại, khỏe để đưa nhãn cầu trở về chính giữa khi nhìn thẳng và dễ dàng liếc sang trái, phải, lên, xuống.Hình ảnh bệnh nhân điều trị lác sụp mí tại Đông Y Sơn Hà
Với phương pháp Đông y, trong suốt liệu trình điều trị phải kết hợp châm cứu nếu dây thần kinh số 4 và dây thần kinh số 6 bị liệt. Song song với việc dùng thuốc, trẻ cần kết hợp các bài tập thể dục cho mắt, xoa bóp, bấm huyệt để chữa mỏi mắt. Các bài thể dục mắt này không những giúp người bệnh có cảm giác dễ chịu hơn ngay sau mỗi lần thực hiện mà còn tăng lưu thông máu đến vùng mắt.
Các bài tập tác động vào các huyệt nơi dây thần kinh vận nhãn đi qua giúp các cơ được thư giãn trong thời gian thực hiện vì lúc đó mắt được nghỉ ngơi. So với phương pháp phẫu thuật thì chữa lác mắt bằng Đông y có ưu điểm hơn về độ an toàn mà vẫn đem lại hiệu quả tốt.
Khi có hiện tượng mắt lác ở trẻ em, cha mẹ cần có sự tư vấn, khám và các xét nghiệm cận lâm sàng rồi mới lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ thì mới có hiệu quả, an toàn, giảm thiểu những biến chứng.
Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ tại Đông Y Sơn Hà, hy vong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh mắt lác ở trẻ em. Liên hệ ngay với Đông Y Sơn Hà nếu có bất cứ vấn đề nào về bệnh lý. Đội ngũ y bác sĩ tại Đông Y Sơn Hà luôn sẵn sàng phục vụ mỗi bệnh nhân, vì sức khỏe của người Việt.
Thông tin tác giả
Phạm Thị Thu Hà
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...