Sinh mạch ẩm, bài thảo dược quý trị chứng say nắng, ra mồ hôi nhiều
Tác giả: Phạm Thị Thu Hà
Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Những ngày hè oi bức, nhiệt độ tăng cao đột ngột dễ bị say nắng, say nóng và đổ mồ hôi nhiều. Tình trạng này khiến chúng ta mệt mỏi, suy nhược cơ thể, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu. Nếu không sớm khắc phục, có thể sẽ dẫn đến những di chứng thần kinh khó hồi phục và có khả năng dẫn đến tử vong. Đông Y có phương thuốc nổi tiếng “Sinh mạch ẩm” chuyên trị chứng say nắng, ra mồ hôi nhiều.
Xem nhanh
1. Tình trạng say nắng, say nóng
Say nắng, say nóng là tình trạng mất nước toàn thể kèm theo rối loạn điều hoà thân nhiệt, rối loạn vận mạch mà bản chất là do trung tâm điều hoà thân nhiệt không thích ứng kịp với điều kiện thời tiết. Ánh nắng mặt trời và sức nóng là hai tác nhân gây ảnh hưởng mạnh đến cơ thể.Khi nhiệt độ tăng cao, cùng với việc phải tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời hoặc phải làm việc trong môi trường nóng bức (hầm lò, phòng kín,...), hoặc hoạt động thể lực quá sức sẽ dẫn đến hiện tượng nhiệt sinh và lượng nhiệt hấp thu lớn hơn nhiều sơ với lượng nhiệt cơ thể toả ra môi trường xung quanh. Do vậy, say nắng, say nóng là tình trạng mất nước toàn thể chủ yếu.
2. Biểu hiện của say nắng, say nóng
Say nắng, say nóng dẫn đến tăng thân nhiệt, khi đó sẽ kích thích quá trình đào thải mồ hôi làm cơ thể mất một lượng nước lớn. Nếu cơ thể không được bù nước kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả giảm khối lượng tuần hoàn gây suy tim mạch, rối loạn chất điện giải có nguy cơ dẫn đến tử vong. Bên cạnh đó, khi nhiệt độ cơ thể tăng cao đột ngột sẽ dẫn đến rối loạn hoạt động chức năng của nhiều cơ quan như hô hấp, tim mạch, thần kinh,...Tuỳ theo mức độ tăng thân nhiệt và thời gian mà say nắng, say nóng có các biểu hiện khác nhau. Có thể từ những biểu hiện nhẹ ban đầu là tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp, đánh trống ngực. Sau đó đến trạng thái mệt mỏi, nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, khó thở dần, chuột rút,....cuối cùng là dẫn đến truỵ tim mạch, ngất, hôn mê, tử vong.
3. Bài thảo dược sinh mạch ẩm trị chứng say nắng
Theo y thư cổ, bài thảo dược sinh mạch ẩm có công dụng ích khí sinh tân, liễm âm chỉ hãn đặc trị các chứng khí âm bất túc là nguyên nhân của tình trạng khó thở, mệt mỏi, tự đổ mồ hôi, ngại nói, khát khô họng. Hay do phế hư gây ho lâu ngày, hoặc chứng suy nhược thần kinh thể âm hư gây mất ngủ, phiền não, đau đầu, táo bón, tiểu đường,...Theo y học hiện đại nghiên cứu, bài dược liệu còn có công dụng giúp tăng cường sức co bóp cơ tim, nâng cao chính khí trong điều kiện cơ thể không đủ dưỡng khí, làm giãn hệ thống huyết quản, ổn định huyết áp, chống rối loạn nhịp tim và cải thiện rối loạn vi tuần hoàn trong tình trạng choáng cho bất kỳ nguyên nhân nào.
Xem thêm: Bài thảo dược quý cho người mỏi mắt, hoa mắt, quáng gà
4. Thành phần Sinh Mạch Ẩm
Sinh mạch ẩm chủ yếu trị chứng thương thử nhiệt tân khí đều bị tổn thương nên dùng phép “ích khí sinh tân” để chữa. Thành phần bài dược liệu:- Nhân sâm (hoặc Đảng sâm): có tác dụng bổ khí ích sinh tân là chủ dược - Liều lượng 6-9g.
- Mạch môn: dưỡng sinh tân đồng thời có công dụng thanh phế - Liều lượng 9-15g.
- Ngũ vị tử: tác dụng liễm phế chỉ hãn - Liều dùng 6-9g.
Cách dùng: Mạch môn bỏ lõi, sắc các vị thảo dược với 600ml nước, lọc bỏ bã chắt lại 150ml. Chia đều 3 phần sử dụng trong ngày.
5. Ý nghĩa của bài thảo dược Sinh Mạch Ẩm
Mạch môn có vị ngọt, hơi đắng tính hơi hàn, vào 3 kinh phế, vị và tâm. Có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, hoá đờm, dưỡng vị sinh tân, chỉ ho dùng để trị chứng ho, hư lao, ho ra máu, thổ huyết, bệnh nhiệt, miệng khô khát. Chống chỉ định với người tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng. Chủ trị chứng bệnh thời khí (khí hậu là nguyên nhân gây bệnh), các vấn đề về đường hô hấp (họng sưng đau, hầu), vấn đề về đường tiết niệu (tiểu són, tiểu rắt).Nhân sâm, là một trong những vị thảo dược hàng đầu trong nhóm bổ khí, đứng đầu 4 vị thảo dược quý của Đông y: Sâm, quế, nhung, phụ và được sử dụng trong nhiều bài thảo dược Đông y để trị các chứng bệnh khác nhau.
Nhân sâm có vị ngọt, đắng nhẹ và có tính hơi ôn. Vào kinh, tâm, tỳ và phế có tác dụng đại bổ nguyên khí, sinh tân an thần, kiện tỳ ích phế và giúp tăng trí nhớ. Chủ trị giúp nâng cao miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, tăng cường chức năng thần kinh, thúc đẩy quá trình tạo huyết và tế bào máu, tăng trương lực tim mạch, tăng cường công năng sinh lý của gan, tinh hoàn và tuỷ xương.
Ngũ vị tử có vị chua và tính ôn, vào kinh phế và thận, có tác dụng tuyệt vời giúp an thần, bổ thận, liễm phế, ích khí sinh tân. Chủ trị các vấn đề về viêm khí phế quản mạn tính là nguyên nhân gây hen suyễn, khát nước, mất nước, sau sốt nhiễm khuẩn, tim đập nhanh, ngủ mê, mất ngủ, suy giảm trí nhớ.
Sinh mạch ẩm còn được dùng dưới dạng trà thuốc, dung dịch thuốc uống và tiêm truyền đường tĩnh mạch.
Xem thêm: Mẹo tự kiểm tra sức khoẻ tại nhà và đẩy lùi bệnh tật hiệu quả
6. Những lưu ý khi dùng Sinh Mạch Ẩm
Một số lưu ý khi sử dụng bài thảo dược sinh mạch ẩm để đạt hiệu quả tốt nhất:- Bài thảo dược sẽ có hiệu quả cao khi lựa chọn được loại dược liệu tốt.
- Trong bài thảo dược “Sinh mạch ẩm”, vị dược liệu Nhân sâm phản với vị Lê lô, do đó tuyệt đối không sử dụng chung 2 vị dược liệu này để tránh chúng phản ứng với nhau sinh ra chất độc ảnh hưởng đến tính mạng.
7. Phòng ngừa say nắng, say nóng như thế nào?
Khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ tăng cao, tốt nhất bạn nên ở trong không gian mát mẻ. Trường hợp cần thiết phải ra ngoài trời nắng nóng, để hạn chế tình trạng say nắng, say nóng, đổ mồ hôi nhiều, các bạn có thể thực hiện các cách sau:7.1 Bổ sung nước
Để tránh tình trạng cơ thể mất nước, bạn cần bổ sung ít nhất 1,5 lít nước lọc, nước trái cây và nước ép rau củ mỗi ngày. Đặc biệt trong những ngày hè nắng nóng, độ ẩm giảm thấp và nhiệt độ tăng cao, bạn cũng nên chọn các dược liệu uống giàu chất điện giải.Khi làm việc ngoài trời hoặc khi luyện tập thể thao, luôn cần thực hiện các phương pháp bổ sung phòng ngừa. Bên cạnh đó, nên hạn chế dùng các loại nước có cồn (như rượu, bia) hoặc các thức uống chứa caffeine, bởi các hoạt chất này sẽ làm tình trạng mất nước trầm trọng hơn.
Ngoài ra, để bảo đảm sức khoẻ, tuyệt đối không dùng viên muối khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn, thay vào đó hãy sử dụng thức uống trái cây để đảm bảo an toàn cho những ngày hè nắng nóng.
Các trường hợp có vấn đề về tim mạch, thận, động kinh,...khả năng giữ nước của cơ thể bị rối loạn, cơ thể đang cần hạn chế cấp chất lỏng thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tăng lượng nước.
7.2 Áp dụng các giải pháp chống nắng
Không trực tiếp hoạt động, làm việc dưới nắng nóng là giải pháp hạn chế say nắng hiệu quả nhất. Bạn có thể kế hoạch hoá thời gian vận động vào những khoảng thời gian mát mẻ trong ngày như sáng sớm hoặc chiều tà. Bên cạnh đó, cần tạo không gian sống thoáng mát, che chắn ánh nắng mặt trời cẩn thận.Nếu cần thiết phải ra ngoài trời trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, hãy trang bị cho mình bộ quần áo thoáng khí, thoải mái, sáng màu, sử dụng thêm phụ kiện che chắn như kính râm và mũ rộng vành. Bên cạnh đó, nên tạo thói quen dùng kem chống nắng để bảo vệ sức khoẻ lan da.
Tình trạng say nắng có thể không gây nguy hiểm đến sức khoẻ, tuy nhiên nếu không có giải pháp xử lý sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường. Trường hợp nghiêm trọng, nên đưa người bị say nắng đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để tránh những hậu quả không đáng có. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Đông Y Sơn Hà qua hotline 0989.116.118 để được hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả nhất.
Thông tin tác giả
Phạm Thị Thu Hà
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...