Cách dùng hà thủ ô hiệu quả trong dân gian, không nên bỏ qua
Hà thủ ô là loại thảo mộc được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời trong chữa đau lưng, nhức mỏi, bổ can thận, kích thích mọc tóc,....Để tận dụng tối đa hiệu quả của hà thủ ô cần sử dụng đúng cách, việc ứng dụng sai cách có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Bài viết dưới đây, Đông Y Sơn Hà sẽ chia sẽ với các bạn cách dùng hà thủ ô rất hiệu quả trong dân gian.
Xem nhanh
1. Đặc điểm cơ bản của hà thủ ô
Hà thủ ô là một trong những dược liệu quý được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, như Lào Cai, Bắc Giang, Cao Bằng, Hà Giang,...Hiện nay, ở một vài tỉnh thành phía Nam hà thủ ô cũng đã được trồng.
Đặc điểm của hà thủ ô là thân dây leo có màu xanh tía. Lá mỏng có màu nâu và ôm sát thân dây leo. Hoa của hà thủ ô có kích thước khá nhỏ, thường mọc thành từng chùm và có màu trắng. Rễ cây bám sâu vào đất sẽ phát triển thành củ. Củ hà thủ ô cũng được điều chế làm thuốc trong Đông y.
Hiện nay, hà thủ ô được phân làm 2 loại dựa theo màu sắc: hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng. Hà thủ ô đỏ là dạng phổ biến nhất, có dược tính cao hơn so với hà thủ ô trắng. Hà thủ ô đỏ còn được biết đến với các cách gọi khác như dạ đêm hay giao đằng. Hà thủ ô đỏ có tính ôn, vị chát, ngọt và đắng. Củ có màu nâu đen và bên trong có màu đỏ sẫm.
2. Công dụng của hà thủ ô
Theo y học cổ truyền, hà thủ ô có công dụng hữu ích giúp nhuận tràng, bổ can thận, tiêu độc, trị suy nhược thần kinh, bổ huyết, trị chứng mất ngủ, táo bón,... Theo y học hiện đại, nhiều nghiên cứu chỉ ra hà thủ ô có đa dạng công dụng, chẳng hạn như:
2.1 Bổ huyết, chống suy nhược
Các chuyên gia nghiên cứu cho biết, hà thủ ô có khả năng làm tăng lượng hồng cầu, cải thiện tình trạng thiếu máu não, giảm cảm giác chán ăn, mệt mỏi, khó ngủ.2.2 Hỗ trợ hệ tiêu hoá
Hà thủ ô có chứa thành phần Anthranoid có khả năng kích thích đường ruột. Do đó mà thức ăn được chuyển hoá từ dạ dày đến đường ruột nhanh hơn. Nhờ đó mà giảm tránh được các vấn đề tiêu hoá như táo bón.2.3 Bảo vệ gan
Trong hà thủ ô có chứa hợp chất stilbene, là thành phần có tác dụng giải độc gan và ngăn chặn tác hại oxy hoá, giúp bảo vệ hoạt động chức năng gan được hiệu quả, ức chế các enzyme trong gan như GPT và GOT.2.4 Kháng khuẩn, giảm mỡ máu
Hà thủ ô có công dụng tốt trong việc cải thiện tình trạng ho, ức chế vi khuẩn lao, giảm mỡ máu. Hoạt chất resveratrol có trong hà thủ ô có công dụng kháng nấm, kháng khuẩn, giảm chỉ số cholesterol toàn phần, triglyceride, LDL cholesterol - mỡ xấu, do đó giúp ngăn ngừa tai biến và chống xơ vữa động mạch.2.5 Kích thích mọc tóc
Một trong những công dụng tiêu biểu nhất của hà thủ ô là trị các vấn đề về mọc tóc, bạc tóc sớm. Đặc biệt với hà thủ ô đỏ thì công dụng bổ huyết có tác dụng lớn đến vùng da đầu. Theo dân gian, sử dụng hà thủ ô trong khoảng 1-2 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, tình trạng rụng tóc giảm đến 80%, với tình trạng bạc tóc sớm - kiên trì sử dụng trong vòng 3-4 tháng sẽ giảm được từ 20-30% tỷ lệ bạc tóc.Bên cạnh đó, hà thủ ô cũng có một số công dụng tuyệt vời khác như: bồi bổ thận, hỗ trợ hệ thần kinh, trị các chứng như di tinh, tiểu buốt, sốt rét mạn tính, tiểu ra máu, mẩn ngứa, hoa mắt chóng mặt,...
Xem thêm: Top 7 loại thực phẩm giúp trẻ hóa làn da hiệu quả, không nên bỏ qua
3. Cách dùng hà thủ ô hiệu quả
Tuy có nhiều công dụng tốt đối với sức khoẻ nhưng nếu không sử dụng đúng cách thì bạn có thể gặp những tác hại khôn lường. Ví dụ: Dùng hà thủ ô chưa chế biến đem phơi khô rồi mang nấu nước uống, vị chát của loại cây này có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ như viêm thận hay bí tiểu. Dưới đây là một số cách dùng hà thủ ô hiệu quả nhất:
- Chữa huyết hư máu nóng, tóc khô hay rụng: dùng Hà thủ ô chế 20g, Huyền sâm 15g, Sinh địa 20g đem sắc uống.
- Chữa xơ cứng mạch máu, huyết áp cao: dùng Hà thủ ô 20g, Kỷ tử 16g, Ngưu tất 16g, Tầm gửi cây Dâu 16g sắc uống.
- Trị cholesterol trong máu cao: 900g hà thủ ô tươi rang giòn nghiền bột, Dùng 15g pha với nước ấm, uống 2 lần/ngày, liệu trình khoảng 30 ngày.
- Chắc khoẻ gân xương, kích thích tóc mọc đen, bổ khí huyết: Dùng 400g hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng, đem ngâm nước vo gạo khoảng 4 ngày, tiếp đó cạo bỏ vỏ, cắt lát, cửu chưng cửu sái với đậu đen, phơi khô tán nhỏ, luyện làm mật hoàn như hạt đậu xanh. Dùng liều lượng 50 viên/ngày với rượu nhạt khi đói.
- Chữa tiểu buốt, tiểu máu: Dùng lá hà thủ ô kết hợp lá huyết dụ, liều lượng bằng nhau đem sắc rồi hoà cùng mật ong vào uống.
- Điều kinh bổ huyết: Nguyên liệu gồm đậu đen 0.5 kg, hà thủ ô (rễ, lá) một rổ lớn. Giã nát hai thành phần trên, đổ ngập nước, dùng vải mỏng lọc nước cốt, cô đặc, thêm 0,5 lít mật ong, nấu cao, sau đó dùng thố đậy kín, mỗi lần dùng 1 muỗng canh.
- Trị suy nhược thần kinh, ăn uống khó tiêu: Dùng 10gr Hà thủ ô, 5gr Đại táo, 2gr Thanh bì, 3gr trần bì, 2gr cam thảo, 3gr sinh khương. Đem sắc trong 600ml nước, sắc cạn đến khi chỉ còn ⅓ lượng nước. Liều lượng uống 3-4 lần/ngày.
4. Một số lưu ý khi sử dụng hà thủ ô
Mặc dù có nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ nhưng hà thủ ô lại không hoàn toàn lành tính. Do đó, khi sử dụng cần đặc biệt chú ý đến quá trình chế biến. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng Tannin và Anthranoid là hai hợp chất kích thích đường ruột. Tuy nhiên, không giống với Anthranoid, Tannin có thể khiến ruột co lại gây ra tình trạng táo bón.Vì vậy, thường khi chế biến hà thủ ô sẽ có quy trình ngâm trong nước gạo. Trong quá trình sử dụng gặp các vấn đề tác dụng ngược cho hệ tiêu hoá như táo bón hay đi ngoài bất thường thì chắc chắn hà lượng hà thủ ô đang sử dụng không đạt chất lượng trong quá trình chế biến.
Bên cạnh đó, cần chú ý đến 3 loại thực phẩm không nên dùng chung với hà thủ ô là hành, tỏi và củ cải. Các thực phẩm này có tính nóng, dẫn đến phân tán hết các chất dinh dưỡng từ loại thảo dược này và gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng.
Tuỳ theo thể trạng từng người mà tác dụng của hà thủ ô có thể khác nhau. Do đó, cần dùng với liều lượng phù hợp, sử dụng đều đặt và kiên trì mới đạt hiệu quả tốt.
Xem thêm: Tổng hợp 10 công dụng của trái nhàu với sức khỏe, bạn đã biết?
5. Ai không nên dùng hà thủ ô?
Một số đối tượng không nên dùng hà thủ ô:
- Các đối tượng có vấn đề về hệ tiêu hoá như: rối loạn tiêu hoá, viêm đường tiêu hoá, bị tiêu chảy,...không nên dùng hà thủ ô đặc biệt là loại tươi sống.
- Hà thủ ô cũng không dành cho trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
- Các đối tượng có tiền sử ung thư.
- Người bị viêm cơ, teo cơ, rối loạn điện giải.
Bài viết liên quan

Sinh mạch ẩm, bài thảo dược quý trị chứng say nắng, ra mồ hôi nhiều
Những ngày hè oi bức, nhiệt độ tăng cao đột ngột dễ bị say nắng, say nóng và đổ mồ hôi nhiều. Tình trạng này khiến chúng ta mệt mỏi, suy nhược cơ thể, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu. Nếu không sớm khắc phục, có thể sẽ dẫn đến những di chứng thần kinh khó hồi phục và có khả năng dẫn đến tử vong. Đông Y có phương thuốc nổi tiếng “Sinh mạch ẩm” chuyên trị chứng say nắng, ra mồ hôi nhiều.

7 lợi ích bất ngờ từ quả bưởi với sức khoẻ, có thể bạn chưa biết?
Bưởi là loại trái cây thơm ngon, cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Hàm lượng vitamin C dồi dào cùng các dưỡng chất thiết yếu như kali, canxi, lycopene, đường,...có trong bưởi giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa bệnh tật và có tác dụng làm đẹp hiệu quả. Theo dõi bài viết để tìm hiểu những lợi ích tuyệt vời mà quả bưởi mang lại.

Dấu hiệu nóng trong người và cách giải nhiệt tự nhiên
Nóng trong người khiến cơ thể bị khó chịu bứt rứt, dễ nổi mụn nhọt hay gây mất ngủ, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Đâu là dấu hiệu nhận biết nóng trong người và cách giải nhiệt tự nhiên như thế nào? Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.

Tứ Quân Tử Thang - Công thức cổ phương nổi tiếng thời Tống
Tứ Quân Tử Thang là công thức cổ phương quý với nhiều công dụng tuyệt vời với sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng Tứ Quân Tử Thang bạn cũng cần phải lưu ý về liều lượng, cấm kỵ tránh bị các tác dụng phụ không mong muốn. Trong bài viết dưới đây, Đông Y Sơn Hà sẽ giúp bạn hiểu rõ về Tứ Quân Tử Thang.
DANH MỤC
Sụp mí mắt
Tin tức
Sinh mạch ẩm, bài thảo dược quý trị chứng say nắng, ra mồ hôi nhiều
Những ngày hè oi bức, nhiệt độ tăng cao đột ngột dễ bị say nắng, say nóng và đổ mồ hôi nhiều. Tình trạng này khiến chúng ta mệt mỏi, suy nhược cơ thể, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu. Nếu không sớm khắc phục, có thể sẽ dẫn đến những di chứng thần kinh khó hồi phục và có khả năng dẫn đến tử vong. Đông Y có phương thuốc nổi tiếng “Sinh mạch ẩm” chuyên trị chứng say nắng, ra mồ hôi nhiều.
7 lợi ích bất ngờ từ quả bưởi với sức khoẻ, có thể bạn chưa biết?
Bưởi là loại trái cây thơm ngon, cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Hàm lượng vitamin C dồi dào cùng các dưỡng chất thiết yếu như kali, canxi, lycopene, đường,...có trong bưởi giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa bệnh tật và có tác dụng làm đẹp hiệu quả. Theo dõi bài viết để tìm hiểu những lợi ích tuyệt vời mà quả bưởi mang lại.
Dấu hiệu nóng trong người và cách giải nhiệt tự nhiên
Nóng trong người khiến cơ thể bị khó chịu bứt rứt, dễ nổi mụn nhọt hay gây mất ngủ, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Đâu là dấu hiệu nhận biết nóng trong người và cách giải nhiệt tự nhiên như thế nào? Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.