0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Mẹ bầu nên ăn gì? Gợi ý chế độ dinh dưỡng trong các giai đoạn thai kỳ

Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Trong thời kỳ mang thai, chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi. Chính vì thế, các mẹ bầu cần quan tâm hơn đến chế độ dinh dưỡng trong các giai đoạn thai kỳ. Vậy bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho các mẹ bầu những loại thực phẩm bổ dưỡng cho thai nhi và các loại thức ăn nên kiêng trong thời kỳ mang thai.
 
Xem nhanh

1. Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu quan trọng như thế nào?

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu có nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cao hơn rất nhiều so với bình thường. Bởi, bên cạnh nhu cầu cho hoạt động của cơ thể, còn có thêm nhu cầu về sự biến đổi chuyển hóa, tích lũy mỡ, tăng cân, tăng kích thước vú, khối lượng tử cung, phát triển thai nhi,...
 
Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu quan trọng như thế nào?

Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo về chất lượng lẫn số lượng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành và phát triển của thai nhi, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng bào thai,  trẻ sinh ra bị nhẹ cân. Ngược lại, cung cấp năng lượng vượt nhu cầu kéo dài sẽ gây tăng cân quá mức, béo phì và dẫn đến nguy cơ đái tháo đường thai kỳ và trẻ sinh ra nặng cân hơn bình thường.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu không chỉ ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ mà nó còn liên quan đến một số dị tật bẩm sinh. Các chuyên gia y tế cho biết, trong thời kỳ đầu mang thai (3 tháng đầu) nếu mẹ bầu không được cung cấp đủ dinh dưỡng sẽ dẫn đến suy giảm sức đề kháng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm dễ để lại dị tật cho trẻ như: sứt môi hở hàm ếch, tim bẩm sinh,...

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng không đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu cũng gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Xem thêm: Nước ép ổi có tác dụng gì? Những công dụng tuyệt vời của nước ép ổi

2. Mẹ bầu nên ăn gì trong các thời kỳ mang thai

Các chuyên gia cho biết, để thai nhi tăng trưởng và phát triển khoẻ mạnh, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng trong từng thời kỳ. Vì vậy, mẹ bầu cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cho mỗi giai đoạn thai kỳ để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng và an toàn sức khoẻ cho cả mẹ và bé.
 
Mẹ bầu nên ăn gì trong các thời kỳ mang thai

2.1 Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì?

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ (Tam cá nguyệt thứ nhất), mẹ bầu có thể gặp tình trạng ốm nghén, luôn thấy khó chịu trong người, buồn nôn khi nhìn thấy thức ăn. Tuy nhiên, đây lại là giai đoạn thai nhi hình thành các cơ quan quan trọng của cơ thể như tim, não, gan, phổi, tủy sống,...

Ở giai đoạn này, bào thai phát triển nhanh nhưng lại dễ bị tổn thương. Để đảm bảo dinh dưỡng cho 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên ăn uống đa dạng thực phẩm, đặc biệt bổ sung nhiều trái cây và rau xanh trong bữa ăn. Dưới đây là gợi ý một số thực phẩm dinh dưỡng cho mẹ bầu:
  • Thực phẩm giàu đạm: Nguồn cung cấp đạm dồi dào gồm các loại thịt đỏ (thịt heo, thịt bò,...) và thịt trắng (thịt gia cầm). Trong đó, các loại thịt đỏ không chỉ cung cấp nguồn đạm cần thiết mà còn giúp bổ sung các khoáng chất quan trọng như kẽm và sắt. Còn thịt gia cầm sẽ bổ sung nhóm vitamin (A, B, E, D) và các khoáng chất như canxi và photpho.
  • Cá hồi: Một trong những loại thực phẩm đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng như omega-3, canxi và vitamin D, rất cần thiết cho mẹ bầu. Tuy nhiên, cần lưu ý là mẹ bầu nên ăn cá hồi đã được nấu chín.
  • Cải bó xôi: Loại rau này chứa lượng lớn dưỡng chất như sắt, kẽm, vitamin, canxi  và axit Folic. Mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ nên bổ sung nhiều rau cải bó xôi trong bữa ăn. Có thể chế biến cải bó xôi bằng nhiều món để thay đổi khẩu vị: ép nước uống, luộc ăn, nấu canh tôm,...sẽ không làm mất đi giá trị dinh dưỡng sẵn có.
  • Các loại trái cây giàu vitamin C và rau xanh: Đây là những thành phần không thể thiếu cho mẹ bầu. Rau xanh bổ sung chất xơ đồng thời cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng. Các loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi,....giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ quá trình hấp thụ sắt.

2.2 Ăn gì tốt cho bà bầu 3 tháng giữa

Mỗi giai đoạn của thai kỳ cũng nên có sự điều chỉnh riêng về chế độ dinh dưỡng cho phù hợp. Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, thai nhi phát triển nhanh về khung xương và chiều cao nên cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng đáp ứng đủ năng lượng cho mẹ bầu. 
 
Ăn gì tốt cho bà bầu 3 tháng giữa

Ở thời kỳ này, mẹ bầu gần như ăn được hầu hết các món. Vì thế, nên bổ sung nguồn thực phẩm đa dạng từ cá, thịt, trứng, sữa đến các loại rau củ quả. Theo nghiên cứu, năng lượng trung bình mẹ bầu cần cung cấp mỗi ngày là 2.560 kcal/ngày. Và các dưỡng chất thiết yếu, cụ thể:
  • Chất béo: chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình hình thành màng tế bào và hệ thống thần kinh, đồng thời cung cấp năng lượng hỗ trợ thai phụ hấp thu các vitamin tan trong dầu. 
  • Chất đạm: Dưỡng chất quan trọng để phát triển bào thai, nhau thai và mô cơ thể meh. Một số thực phẩm giàu chất đạm mẹ bầu nên sử dụng như: trứng, sữa, cá, thịt và các loại đậu.
  • Chất xơ: Bổ sung chất xơ trong bữa ăn hàng ngày từ ngũ cốc, trái cây, rau xanh,...
  • Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể để hạn chế nguy cơ bị trĩ, táo bón.

Xem thêm: Hoa đào - Thần dược trắng hồng da an toàn, hiệu quả

2.3 Chế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ vô cùng quan trọng. Đây là giai đoạn đánh dấu bước phát triển vượt bậc về cân nặng của thai nhi. So với giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, giai đoạn này mẹ bầu nên tăng khẩu phần ăn lên khoảng 400 kcal/ngày.

Đặc biệt, 3 tháng cuối sự thay đổi hormone và kích thước thai nhi lớn tạo áp lực lên vùng chậu và bàng quang khiến mẹ bầu dễ gặp các vấn đề về đường ruột như khó tiêu, đầy bụng hay táo bón. Do đó, để tránh tình trạng này, mẹ bầu nên bổ sung nhiều chất xơ và ăn các thực phẩm dễ tiêu.

Bên cạnh đó, nên cung cấp vitamin C cho cơ thể để quá trình hấp thụ canxi và sắt trở lên dễ dàng hơn, phòng ngừa nguy cơ sinh non và vỡ ối do thiếu vitamin C.

Gợi ý một số thực phẩm bổ dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ:
  • Các loại đậu (đậu đen, đậu xanh đậu trắng và các loại đậu khác): chế biến thành cháo, chè hoặc hầm với các loại thịt giúp cung cấp lượng lớn dưỡng chất như sắt, axit folic, chất xơ, kẽm,...
  • Bột mè đen: Thường xuyên uống mè đen giúp hỗ trợ sự phát triển não cho thai nhi, tăng tốc độ chuyển dạ. 
  • Đu đủ chín: Đây là loại thực phẩm có tính mát, vị ngọt thanh, giàu vitamin vô cùng có lợi cho sức khoẻ mẹ bầu ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ.

3. Bà bầu kiêng ăn gì?

Để đảm bảo sức khoẻ cho mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ, bên cạnh các thực phẩm bổ dưỡng nên ăn thì cũng cần quan tâm đến một số loại thực phẩm không có lợi cho mẹ bầu. Vậy bà bầu kiêng ăn gì? 
 
Bà bầu kiêng ăn gì?
  • Thực phẩm sống, tái hoặc cay nóng.
  • Không ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, đặc biệt là thực phẩm chiên sẽ dễ khiến mẹ bầu bị ợ nóng.
  • Hạn chế ăn thực phẩm giàu natri: lượng natri cao dễ dẫn đến đầy hơi, sưng phù. Tránh ăn khoai tây chiên giòn, thực phẩm đông lạnh, đồ ăn nhanh. Đồng thời, nên uống nhiều nước để cân bằng lượng natri trong cơ thể.
  • Không nên ăn mặn vì dễ tăng nguy cơ sản giật, tiền sản giật hoặc tăng huyết áp gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
  • Tránh các thực phẩm dễ gây co bóp tử cung, dẫn đến tình trạng sinh non như rau răm, tía tô,...trong những tháng đầu thai kỳ.
  • Không sử dụng các chất kích thích như trà, cafe, bia, rượu, thuốc lá,...
  • Tuyệt đối không sử dụng các loại thực phẩm chức năng hay viên uống bổ sung vitamin,...khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trên đây là toàn bộ gợi ý chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong từng thời kỳ. Hãy duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý để tăng cường sức khoẻ cho mẹ bầu và thai nhi, đồng thời hạn chế những tác động xấu ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với Đông Y Sơn Hà qua hotline 0989116118 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất.
 

Thông tin tác giả

Phạm Thị Thu Hà

Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền

Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...

 
Xem thêm về tác giả >>

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Tags

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>