0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Tìm hiểu về chứng táo bón, cách cải thiện và phòng ngừa hiệu quả

Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Táo bón khá phổ biến, dễ xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Vậy, khi bị táo bón nên xử lý như thế nào? Nguyên nhân nào gây nên táo bón? Hãy cùng Đông Y Sơn Hà tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Xem nhanh

1. Tìm hiểu về táo bón

Táo bón là một trong những dạng rối loạn đường tiêu hóa, giảm tần suất hoặc khó khăn khi đi đại tiện, phân khó khô cứng kèm theo cảm giác đau. Ngay cả khi bạn muốn đi đại tiện cũng khó đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi đại tiện thường khá lâu, nhiều ngày mới đi một lần.
 
Tìm hiểu về táo bón

Thông thường, người lớn không đi đại tiện 3 ngày hoặc trẻ em không thể đi 3 lần/ tuần thì được coi là mắc táo bón. Người thường xuyên bị táo bón có thể chính là dấu hiệu cảnh báo những chứng nguy hiểm suy nhược cơ thể, nhiễm độc chì, suy giáp trạng, đại tràng hoặc tăng canxi máu,...

2. Biểu hiện táo bón

Biểu hiện táo bón ở mỗi người, mỗi độ tuổi sẽ có sự khác biệt đôi chút nhưng đều có đặc điểm chung khó đại tiện, phân cứng, rặn nhiều, bụng chướng hay sờ bụng thấy cứng. 
 
biểu hiện của táo bón
  • Trẻ sơ sinh, dưới 1 tuổi: Từ 5-7 ngày không đi đại tiện được, phân cứng, kèm máu và chất nhầy. Trẻ thường quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn hay ngủ không ngon giấc do đau bụng, chứng bụng.
  • Trẻ em: Đại tiện khó, không thể đi được 3 lần/ tuần, bụng chướng, phân cứng, rặn đỏ mặt, đôi khi có kèm chảy máu nhẹ ở hậu môn.
  • Người lớn: Chứng bụng, quá 3 ngày không đi đại tiện, phân cứng, khó tống phân, đôi khi phân lẫn máu do xuất huyết hậu môn.

3. Đối tượng dễ bị táo bón

Chứng táo bón có thể gặp ở bất cứ độ tuổi, đối tượng nào không phân biệt giới tính. Tuy nhiên, một số đối tượng dưới đây thường dễ mắc táo bón hơn thông thường, bao gồm:
  • Nhân viên văn phòng thường ngồi nhiều, ít hoạt động, kèm theo chế độ ăn uống không khoa học, sử dụng nhiều đồ cay nóng, sử dụng rượu bia,...
  • Trẻ em, trẻ sơ sinh.
  • Người cao tuổi trên 60 tuổi ít vận động khi chức năng của đường ruột bị suy giảm.
  • Phụ nữ mang thai và sau sinh khi hormone nội tiết thay đổi, với chế độ ăn uống quá nhiều dinh dưỡng.

Xem thêm: 5 Cách thải độc phổi tại nhà đơn giản hiệu quả, không thể bỏ qua

4. Nguyên nhân táo bón

Táo bón có thể xuất hiện từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó phải kể đến một số nguyên nhân phổ biến như sau:
 
Nguyên nhân táo bón
  • Chế độ ăn uống thiếu chất xơ, ăn nhiều đường, dư thừa chất béo động vật,..
  • Ăn kiêng, thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày.
  • Uống không đủ lượng nước cần thiết.
  • Lười vận động, ít tập luyện thể dục thể thao.
  • Nhịn đại tiện thường xuyên. 
  • Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc.
  • Lạm dụng sản phẩm thuốc nhuận tràng.
  • Do mắc chứng tắc nghẽn ống tiêu hóa, trĩ huyết khối, to trực tràng, nứt hậu môn,...
  • Gặp các vấn đề về đường tiêu hóa.

5. Biến chứng táo bón lâu ngày

Táo bón không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, gây chứng bụng khó chịu mà còn gây hại đến sức khỏe nếu không được sớm khắc phục triệt để. Một số biến chứng khi bị táo bón lâu ngày mà bạn cần lưu ý như sau:
  • Bị trĩ, sưng tĩnh mạch hậu môn.
  • Nứt, rách da hậu môn.
  • Phân áp lực không thể đào thải ra ngoài được.
  • Sa trực tràng, ruột lòi khỏi hậu môn.
Ngoài ra tình trạng táo bón lâu ngày cũng có thể dẫn đến việc thiếu hụt dinh dưỡng, chậm phát triển, ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ gây quấy khóc, mệt mỏi, ngủ không ngon,....

Xem thêm: Viêm loét dạ dày kiêng gì? Chế độ ăn uống khoa học cho người viêm loét dạ dày

6. Cách khắc phục tình trạng táo bón

Táo bón khiến bạn luôn trong trạng thái đầy bụng, khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn mắc chứng táo bón thì có thể sử dụng một số cách sau đây để khắc phục:
 
6. Cách khắc phục tình trạng táo bón

6.1 Uống nước ấm

Nước ấm có tác dụng hỗ trợ quá trình co bóp ruột ruột, kích thích ruột đẩy chất thải ra ngoài nhanh hơn. Nếu bạn uống nước ấm, kết hợp với ăn sáng nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch,... thì tình trạng táo bón sẽ càng được cải thiện tốt hơn. 

6.2 Thức dậy sớm

Buổi sáng là thời điểm đại tràng kích thích tốt nhất. Bởi vậy, nếu thức dậy vào buổi sáng, đại tràng sẽ co bóp ngay và khiến bạn muốn đi đại tiện, giúp việc đại tiện dễ dàng hơn, cải thiện tình trạng táo bón.

6.3 Bổ sung thêm chất xơ hòa tan

Nước chiếm đến 75-78% thành phần phân nên khi tỷ lệ này giảm xuống khoảng 50% thì sẽ khiến cho phân khó di chuyển, gây táo bón. Đặc biệt, nếu tỷ lệ này giảm còn 20% thì sẽ bị tắc hoàn toàn. Để cải thiện tình trạng táo bón thì bạn cần phải bổ sung nước kèm chất xơ hòa tan.

6.4 Phương pháp nhuận tràng

Bạn có thể sử dụng các sản phẩm nhuận tràng để cải thiện tình trạng táo bón. Tuy nhiên, không được lạm dụng bởi thuốc nhuận tràng có thẻ gây mất cân bằng điện giải, mất nước,... Nếu đã dùng thuốc quá 2 tuần nhưng không thể cải thiện táo bón thì cần đến gặp bác sĩ sớm.

Khi đã sử dụng tất cả các phương pháp hỗ trợ đi ngoài trong khoảng 1 tuần nhưng tình trạng táo bón vẫn không được cải thiện, hoặc xuất hiện thêm các dấu hiệu sau đây thì cần sớm đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ:
  • Phân kèm theo máu đỏ tươi hoặc đỏ bầm.
  • Phân dính hoặc có màu đen, tanh như máu.
  • Đau bụng với mức độ nặng.
  • Xuất hiện triệu chứng nôn hoặc buồn nôn.
Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề nguy hiểm, bạn cần đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không được chủ quan để sớm phát hiện và khắc phục hiệu quả.

Xem thêm: Dấu hiệu nóng trong người và cách giải nhiệt tự nhiên

7. Táo bón nên ăn gì?

Người bị táo bón cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, đặc biệt phải bổ sung thêm nước và rau xanh. Bị táo bón nên ăn gì? Một số loại thức ăn người bị táo bón nên bổ sung bao gồm:
 
7. Táo bón nên ăn gì?
  • Rau xanh có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, giúp làm mềm phân, tăng cường hoạt động nhu động ruột, đặc biệt là rau lang, mồng tơi, rau dền, rau bina hay súp lơ, bắp cải,...
  • Các loại đậu chứa chất béo tự nhiên, với hàm lượng chất xơ cao có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng.
  • Trái cây chứa nhiều khoáng chất, vitamin, giàu chất xơ lại ít calo như cam, táo, lê, dâu tây, thanh long, việt quất, mâm xôi, nho, kiwi, đu đủ, chuối, bơ,...
  • Khoai lang chứa nhiều vitamin, khoáng chất, nước và chất xơ.
  • Sữa chua có hàm lượng lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Nước chanh ấm pha muối hoặc trà chanh mật ong.
  • Hạt chia với hàm lượng chất xơ dồi dào giúp phân sệt, hỗ trợ đào thải phân dễ dàng.

8. Người bị táo bón nên tránh ăn gì?

Ngoài các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện táo bón thì bạn cũng cần tránh một số loại thực phẩm không tốt như:
  • Bột mì tinh chế, gạo trắng đã bị loại bỏ bớt chất xơ, chứa nhiều tinh bột dễ gây đầy bụng.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa có chứa nhiều lactose gây khó tiêu, đầy hơi.
  • Đồ ăn chiên rán có chứa nhiều chất béo khó tiêu hóa, gây mất nước, làm phân khô cứng.
  • Đồ ăn chế biến, thức ăn nhanh rất ít chất xơ, nhiều chất bảo quản không tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Trứng, thịt đỏ giàu protein, ít chất xơ.
  • Bánh ngọt, bánh quy hay các món ăn nhiều đường ít chất xơ, giàu chất béo.
  • Đồ uống có cồn, chất kích thích hút nước làm tình trạng táo bón trầm trọng hơn.

Xem thêm: Bật mí cách giải độc gan, hết mụn tại nhà đơn giản, hiệu quả nhất

9. Phòng ngừa tình trạng táo bón

Táo bón rất dễ mắc phải khi bạn không chú trọng đến sự cân bằng dinh dưỡng, hay có những bất thường trong cơ thể. Hãy lưu ý một số cách phòng ngừa táo bón như sau:
 
9. Phòng ngừa tình trạng táo bón
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất xơ trong ngũ cốc thô, rau củ quả.
  • Đảm bảo lượng nước và chất lỏng cần thiết.
  • Tạo thói quen thể dục nhẹ nhàng, tăng cường tuần hoàn vùng ổ bụng, giúp đại tiện dễ dàng hơn.
  • Đi vệ sinh mỗi ngày đúng giờ.
  • Không nên nhịn đi đại tiện.
  • Đại tiện đúng tư thế, ngồi thả lỏng hoàn toàn.
  • Tránh đọc sách báo, dùng điện thoại khi đi đại tiện.
  • Tránh rặn mạnh lâu dài gây nứt hậu môn.
Trên đây là những chia sẻ của Đông Y Sơn Hà về chứng táo bón. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích để có cách khắc phục và phòng ngừa chứng táo bón hiệu quả. Nếu tình trạng táo bón kéo dài, hãy liên hệ ngay với phòng khám Đông Y Sơn Hà để được các bác sĩ của chúng tôi tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng nhất. 

Thông tin tác giả

Phạm Thị Thu Hà

Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền

Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...

 
Xem thêm về tác giả >>

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Tags

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>