Gừng có tác dụng gì? Hướng dẫn cách sử dụng gừng an toàn
Tác giả: Phạm Thị Thu Hà
Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Từ rất lâu, gừng đã được sử dụng như một loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Hàng ngàn năm trước, các nhà thảo dược đã dùng rễ cây gừng để làm giảm các vấn đề về dạ dày. Với nhiều tác dụng chống viêm tự nhiên, gừng cũng được sử dụng để ngăn ngừa các bệnh như đau bụng kinh, viêm khớp,...Ngoài ra, cũng còn rất nhiều những tác dụng của gừng trong điều trị bệnh mà các bạn không ngờ tới, theo dõi bài viết để biết thêm thông tin.
Xem nhanh
1. Tác dụng của gừng
Củ gừng không chỉ là loại gia vị quen thuộc trong ẩm thực của Việt Nam mà còn là vị thuốc Đông y với rất nhiều những tác dụng hữu ích cho sức khỏe. Dưới đây là những tác dụng nổi bật của gừng:1.1 Tác dụng chữa cảm lạnh
Tính ấm nóng của gừng đem đến tác dụng chữa cảm lạnh, sốt hiệu quả. Đặc biệt, khi kết hợp cùng nước ấm sẽ có tác dụng làm giãn mao mạch, thúc đẩy quá trình tiết mồ hôi diễn ra nhanh hơn, hỗ trợ lưu thông tuần hoàn máu. Bởi thế, khi thời tiết se lạnh, sử dụng gừng tươi giúp làm ấm cơ thể, ngăn virus hợp bào hô hấp gây ảnh hưởng tới sức khỏe.Với người bị cảm lạnh, dân gian lưu truyền bài thuốc dùng gừng tươi nấu với rượu để cạo gió, giải cảm. Theo Đông y, khi người bệnh gặp các vấn đề về đường hô hấp như ho, cảm cúm, khó thở, hen suyễn, viêm phế quản thì gừng tươi sẽ được dùng làm nguyên liệu hỗ trợ điều trị.
1.2 Chữa bệnh về đường tiêu hóa
Tính cay nóng của gừng cùng những hoạt chất có trong củ gừng còn có công dụng tốt trong điều trị các triệu chứng tiêu hóa điển hình như ợ nóng, ợ hơi, ợ chua,.... Vì thế, đây là vị thuốc tuyệt vời dùng để chữa trị, khắc phục các triệu chứng về đường tiêu hóa và những vấn đề về đường ruột khác. Ngoài gừng tươi thì sử dụng trà gừng cũng đem đến hiệu quả tương tự.Với các trường hợp chán ăn, kén ăn do bệnh có thể sử dụng gừng tươi với liều lượng vừa đủ mỗi ngày để điều chỉnh lượng đường trong máu, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn.
1.3 Tác dụng chống nôn hiệu quả
Chỉ cần 1-2 lát gừng tươi bạn có thể tránh khỏi những cơn buồn nôn do thai nghén hay tàu xe, có tin được không? Điều này hoàn toàn đúng, với 1-2 lát gừng tươi nhai dập rồi ngậm sẽ giúp bạn chống nôn. Không chỉ thế, gừng còn được sử dụng để làm thuốc gây mê trong phẫu thuật, vừa an toàn lại đem đến hiệu quả tốt.1.4 Tác dụng chữa ho
Ho là biểu hiện của rất nhiều loại bệnh khác nhau, đặc biệt ho nhiều ngày kèm sốt có thể là dấu hiệu của bệnh lao, cần được khám và điều trị kịp thời. Tuy nhiên theo kinh nghiệm dân gian, có thể sử dụng gừng khi gặp các chứng ho dưới đây:- Ho do nhiễm lạnh: sắc gừng cùng với hai vị thuốc vỏ cam quýt và một một chút ít vỏ quế để uống.
- Ho dai dẳng lâu ngày: dùng nước sắc gừng pha thêm chút mật ong, pha với nước mía hoặc nước đinh lăng, nước sâm,...
- Ho khúc khắc, ho ra máu có thể dùng bài thuốc sau: 1 phần gừng, 2 phần tre, 2 phần ngải cứu sắc uống lâu dài.
1.5 Gừng chữa mất giọng, khàn tiếng
Mất giọng, khàn tiếng là triệu chứng gây khó chịu, phiền toái trong đời sống hàng ngày. Nhiều người đã phải sử dụng nhiều tiền để mua thuốc chữa trị, tuy nhiên rất ít người biết rằng chỉ với bài thuốc rẻ tiền từ gừng mà hoàn toàn có thể điều trị triệt để tận gốc triệu chứng này.Cách làm khá đơn giản, thành phần bao gồm: gừng tươi (7 lát), củ cải sống (2 củ). Rửa sạch nguyên liệu, đem giã nhuyễn lọc lấy nước cốt chia làm 2 hoặc 3 phần uống trong ngày. Triệu chứng mất tiếng có thể giảm đi rõ rệt sau 2-3 ngày sử dụng.
1.6 Gừng giúp giảm co thắt kinh nguyệt
Chị em phụ nữ sẽ thường gặp tình trạng đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt, nguyên nhân được giải thích là do sự tăng lên đột ngột nồng độ của hormon prostaglandin. Hormon này vốn là chất hóa học, gây ra triệu chứng đau, co thắt, có thể kèm theo sốt. Bởi thế, khi dùng gừng sẽ giúp hạ thấp nồng độ của hormon prostaglandin trong cơ thể, đồng nghĩa với việc làm giảm tình trạng đau co thắt trong kỳ kinh nguyệt.1.7 Gừng hỗ trợ giảm cân
Gừng chính là nguyên liệu tuyệt vời cho những bạn đang có ý định giảm cân bởi nó có tác dụng giữ cho quá trình trao đổi chất được cân bằng và ổn định, đảm bảo quá trình ăn kiêng đạt được hiệu quả tốt. Kể cả với những bạn muốn duy trì vóc dáng, đã dừng chế độ ăn kiêng cũng nên sử dụng gừng để đảm bảo quá trình trao đổi chất được ổn định, hạn chế tình trạng tăng cân trở lại.Xem thêm: Tác dụng của cây lạc tiên và những lưu ý quan trọng khi sử dụng
2. Cách sử dụng gừng hiệu quả nhất
Tuy có những công dụng vô cùng tuyệt vời với sức khỏe nhưng cũng cần sử dụng đúng cách để có thể tận dụng tối đa hiệu quả của nó. Dưới đây là một vài cách sử dụng gừng tươi phổ biến các bạn nên tham khảo:2.1 Chế biến trà gừng
Trà gừng tươi chế biến nhanh chóng, công dụng tốt do nước ấm sẽ giúp gừng thôi ra tinh chất và cơ thể cũng dễ dàng hấp thu hơn. Cách chế biến như sau:- Sơ chế nguyên liệu: củ gừng được cạo sạch lớp vỏ bên ngoài.
- Thái lát miếng mỏng, sau đó chế với nước nóng để nhiệt độ ấm vừa uống.
2.2 Chế biến kẹo gừng
Thái mỏng gừng tươi (miếng lát) rồi thắng với đường là cách chế biến dễ sử dụng và tiện lợi hơn khi mang theo bên người. Với cách này gừng tươi sẽ giảm bớt được vị cay nồng vốn có, có thể ngậm trong miệng, đem lại hiệu quả tốt trong việc hạn chế say xe, làm ấm bao tử và chống viêm.2.3 Xông hơi với gừng tươi
Kết hợp các nguyên liệu tự nhiên như gừng tươi, chanh, sả, tỏi,... bạn nấu lên với nước rồi xông hơi, tinh dầu từ gừng sẽ cùng với nước bốc hơi nóng lên. Cách này tốt trong việc giải cảm.3. Những lưu ý cần biết khi sử dụng gừng
Dù có giá trị dung dưỡng cao, là một vị thuốc tốt hỗ trợ điều trị được nhiều loại bệnh khác nhau. Tuy nhiên gừng cũng có những hạn chế riêng khi sử dụng, dưới đây là một số tác dụng phụ và những lưu ý khi sử dụng gừng mà các bạn nên biết:3.2 Tác dụng phụ của gừng
Một số đối tượng khi sử dụng gừng dù chỉ một lượng nhỏ nhưng vẫn gặp tác dụng phụ như đầy hơi, kích ứng miệng, ợ nóng, buồn nôn, khó tiêu,...Nếu sử dụng gừng với lượng quá nhiều, có thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng như tác dụng với thuốc mà bạn đang sử dụng, tăng nguy cơ chảy máu (đặc biệt là các trường hợp mắc bệnh đái tháo đường, rối loạn chảy máu và các bệnh về tim mạch.
3.3 Lưu ý khi sử dụng gừng
- Không sử dụng vượt quá 5g gừng/ngày.
- Nếu đang gặp các vấn đề về sức khỏe nên sử dụng đúng liều lượng cho phép, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi dùng. Chẳng hạn, với phụ nữ mang thai nên hỏi kĩ bác sĩ trước khi sử dụng gừng, bởi gừng có thể tác động đến các hormon giới tính của thai nhi, thập trí có ảnh hưởng lớn dẫn đến nguy cơ dị tật.
- Có thể ăn một chút gừng tươi trước bữa ăn để kích thích vị giác.
- Nên sử dụng trà gừng hoặc nước gừng khi gặp tình trạng nghẹt mũi, đầy hơi.
- Có thể sử dụng dùng thoa trực tiếp lên bề mặt da, tuy nhiên hãy thoa nên một vùng nhỏ để kiểm tra xem có bị kích ứng không và chỉ nên thoa trong một khoảng thời gian ngắn.
Gừng tươi sẽ phát huy tác dụng tùy thuộc vào cách bào chế và sử dụng cụ thể. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn thêm về các vấn đề về sức khỏe, liên hệ ngay với phòng khám Đông y Sơn Hà qua hotline 0989116118 để được tư vấn và hỗ trợ ngay.
Thông tin tác giả
Phạm Thị Thu Hà
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...