0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Vì sao các cách chữa mắt lé tại nhà lại không hiệu quả?

Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Không ít người mắt bị lé tìm hiểu các phương pháp tự chữa trị tại nhà khi chưa đủ điều kiện thăm khám tại cơ sở y tế. Hiệu quả thực tế thế nào thì bệnh nhân là người hiểu rõ nhất. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến hiệu quả của các cách chữa mắt lác tại nhà, hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây với Đông Y Sơn Hà ngay nhé.
Xem nhanh

Không có cách nào mà bệnh nhân lại tự chữa trị cho mình nếu không có kiến thức y khoa. Nhiều phương pháp được giới thiệu là đơn giản, hiệu quả ngay, các bài tập, cách điều trị nhanh khỏi, mẹo và bài thuốc chữa mắt lé tại nhà chỉ làm cho bệnh nhân thêm bối rồi, mất niềm tin vì làm theo hướng dẫn nhưng không có kết quả gì.

1. Lý do các cách chữa mắt lé (lác) tại nhà không hiệu quả

Bản chất của mắt lé là do dây thần kinh bị liệt (dây thần kinh số 3, dây thần kinh số 4, dây thần kinh số 6) hoặc các nhóm cơ vận nhãn bị tổn thương, yếu không thể điều khiển nhãn cầu (lòng đen) di chuyển theo các hướng và cân bằng chính giữa theo ý muốn được.

Để phục hồi được dây thần kinh, cơ vận nhãn không hề đơn giản mà phải là một quá trình và có phương pháp điều trị thích hợp, được thực hiện bởi bác sĩ, người có chuyên môn cao. Các phương pháp chữa mắt lé đơn giản tại nhà không thể giúp cho bệnh nhân cải thiện được tình trạng bệnh, hiệu quả được.

Dưới quan niệm cá nhân thì không nên dẫn dắt cho người bệnh, khi mà họ là những người không có nhiều kiến thức chuyên môn đang cần lời tư vấn có giá trị, xử lý được tình trạng bệnh. Điều nguy hiểm là làm cho người bệnh mất dần niềm tin sau mỗi lần thử nghiệm không thành công.

Lý do các cách chữa mắt lé (lác) tại nhà không hiệu quả.
Các dạng mắt lé

Các động tác massage, xoa bóp, bấm huyệt có tác dụng thư giãn, lưu thông khí huyết, nếu làm được cũng rất tốt nhưng không có nghĩa thực hiện mấy động tác đơn giản đó là khỏi được bệnh.

Bệnh nhân có thể tự làm tại nhà đó là thực hiện hướng dẫn tập luyện, chế độ sinh hoạt, đeo kính và các lưu ý cần thiết của bác sĩ, thường được phối hợp để tăng hiệu quả trong quá trình điều trị.

Xem thêm: Cách chữa mắt lác ở trẻ em như thế nào?

2. Các dạng mắt lé

Dựa theo vị trí lệch của nhãn cầu mà có thể chai mắt lác thành các dạng như sau:
  • Mắt lé trong: Khi nhãn cầu bị lệch vào trong mũi khi ở tư thế nhìn thẳng.
  • Mắt lé ngoài: Khi nhãn cầu bị lệch ra ngoài thái dương khi ở tư thế nhìn thẳng.
  • Mất lé trên: Khi nhãn cầu bị lệch lên trên cung mày khi ở tư thế nhìn thẳng.
  • Mắt lé dưới: Khi nhãn cầu bị lệch xuống dưới má khi ở tư thế nhìn thẳng.

3. Nguyên nhân gây mắt lé (lác)

Tình trạng mắt lé thường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân gây mắt lác - mắt lé phổ biến nhất phải kể đến chính là:

  • Mắt lác do va đập, tổn thương não, khối u
  • Dây thần kinh số 3,4,6 bị liệt
  • Tai biến mạch máu não
  • Bướu cổ
  • Sau phẫu thuật vùng đầu, mặt.
  • Thói quen sinh hoạt, học tập không đúng cách
  • Lé bẩm sinh
  • Lác lé vô căn ( ở một số trường hợp không tìm được nguyên nhân)

Nguyên nhân gây mắt lé (lác)

Tác hại của bệnh lé, ảnh hưởng nhiều nhất đến vấn đề thẩm mỹ. Đôi mắt được ví là “cửa sổ tâm hồn”. Khi giao tiếp, đôi mắt biểu lộ tình cảm, cảm xúc. Nhìn vào đôi mắt có thể cảm nhận được sự chân thành, yêu thương, bộc lộ điều không hài lòng thay cho lời nói.

Mắt bị khuyến khuyết thì rất khó tự tin khi giao tiếp. “Giàu đôi con mắt”, mắt giúp ta tiếp thu, xử lý hình ảnh, là cơ quan cảm nhận với thế giới bên ngoài nhiều nhất, giúp ta sống và làm việc. Người bị tật về mắt sẽ chịu thiệt thòi rất nhiều.

Mắt bị Lé (lác) là một trong những nguyên nhân chính gây nhược thị, có thể dẫn đến mù lòa. Khi mà tín hiệu hình ảnh thu được từ mắt lác được não xác định là ảnh ảo và bị loại bỏ, lâu ngày chức năng và hoạt động của mắt đó sẽ giảm dần dẫn đến nhược thị. Nên áp dụng những cách chữa lé tại nhà mà không có kiến thức chuyên môn sẽ làm mất cơ hội điều trị khi còn có thể.

Xem thêm: Hiểu đúng về mắt lác/ lé, song thị và cách chữa trị hiệu quả

4. Bệnh mắt lé và song thị có mối liên hệ?

Mắt lé có thể dẫn đến song thị nhưng không phải tất cả người bị lé đều bị song thị. Thường người bị lé nhìn một vật thành hai hình, biểu hiện rõ nhất khi liếc về phía bị lé. Tuy nhiên, một số người đã tự thích nghi được, khả năng xử lý và điều tiết của bộ não giúp nhìn thấy một hình từ hai hướng khác nhau của hai nhãn cầu.

Song thị nhưng mắt không bị lé trong trường hợp song thị do đục thủy tinh thể, tổn thương giác mạc, tổn thương hoàng điểm, sau chấn thương…trong khi trục nhãn cầu không bị lệch, làm cho tia sáng từ vật cần nhìn không hội tụ được tại hoàng điểm.

Bệnh song thị có thể xẩy ra đối với một mắt hoặc cả hai mắt. Một số trường hợp song thị có thể tự khỏi. Cách chữa song thị bằng đông y là phương pháp thường được áp dụng khi bị liệt các dây thần kinh vận nhãn, tai biến, biến chứng tiểu đường, tổn thương vùng đầu và mặt. Ngoài ra, dùng lăng kính, phẫu thuật là những phương pháp để khác phục triệu chứng này.

Xem thêm: Mắt lé kim là gì? Mắt lé kim có duyên không?

5. Mắt lé thường mắc ở độ tuổi nào?

Ở độ tuổi nào cũng có thể mắc chứng mắt lé. Tuy nhiên, trẻ em và người già có tỷ lệ mắc cao hơn. Trẻ em dễ bị tổn thương do va đập nhất là trong quá trình tập đi, chơi đùa nhưng không phát hiện chữa kịp thời.

Mắt lé thường mắc ở độ tuổi nào?

Áp lực học hành, ngồi sai tư thế, xem ti vi và điện thoại quá nhiều gây ảnh hưởng trực tiếp đến mắt, điều này có thể phòng tránh được nếu cha mẹ lưu tâm và chăm sóc con cận thận.

Người cao tuổi, lúc các cơ quan nội tạng trong cơ thể dẫn suy yếu, lão hóa, mất cân bằng trong cơ thể. Tai biến mạch máu não, biến chứng tiểu đường, khối u... Là những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến chức năng của mắt.

Những phương pháp có thể áp dụng tại nhà nhằm giảm bớt triệu chứng lé ở mức độ nhẹ, hỗ trợ trong quá trình chữa trị đó là đeo kính, tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý làm theo những cách truyền miệng, chữa tại nhà hoặc người không có chuyên môn tránh rủi ro biến chứng.

Nếu dây thần kinh số 4 bị liệt không điều khiển được cơ chéo trên, không đưa nhãn cầu xuống dưới được hoặc liệt dây thần kinh số 3 không điều khiển được cơ chéo dưới, không đưa nhãn cầu lên trên được thì phải cần nhắc khi thực hiện phẫu thuật. Vì việc tăng giảm cơ bằng phẫu thuật đối với cơ thẳng ngoài và thẳng trong cho tỷ lệ thành công cao hơn cơ chéo trên và chéo dưới.

6. Phương pháp chữa mắt lé của Đông y Sơn Hà.

Như ta đã biết, mắt lé chủ yếu do ảnh hưởng từ nhóm cơ vận nhãn, dây thần kinh số 3, 4, 6 bị liệt, chèn ép, tổn thương não hoặc do một bệnh lý khác gây ra như: Basedow, tiểu đường, carcinoma, chấn thương, phẫu thuật không thành công…
 

Do đó, tùy từng nguyên nhân mà Đông y Sơn Hà có phác đồ điều trị phù hợp. Khi điều trị đúng gốc bệnh thì sẽ khắc phục được chứng mắt lé lác. Đây là phương pháp mà Đông y Sơn Hà đã áp dụng điều trị thành công cho rất nhiều người mắc chứng lác lé.

Thông tin tác giả

Phạm Thị Thu Hà

Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền

Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...

 
Xem thêm về tác giả >>

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>