0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Cây nhọ nồi và những tác dụng tuyệt vời với sức khoẻ có thể bạn chưa biết

Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Nhọ nồi là loại cây quen thuộc mọc dại nhiều tại Việt Nam nhưng lại có nhiều giá trị trong y học, với nhiều công dụng tuyệt vời với sức khỏe. Trong bài viết này, hãy cùng Đông Y Sơn Hà tìm hiểu những công dụng của cây nhọ nồi có thể bạn chưa biết.
Xem nhanh

1. Tìm hiểu về cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi hay cây cỏ mực, mặc hán liên, hạn liên thảo là loài cây thân thảo có tính hàn, vị chua, ngọt. Thân cây tròn thường có màu đỏ tía hoặc xanh lục, với lớp lông cứng, có thể cao đến 40cm. 
 
Tìm hiểu về cây nhọ nồi

Những lá cây nhọ nồi mọc đối hình mác. Hoa nhọ nồi thường mọc ở ngọn thân hoặc kẽ lá thành các cụm hoa màu trắng. Quả bế/ đóng - dạng quả khô đơn, hơi đẹp với 3 cạnh.

Nhọ nồi mọc phân bổ tại khắp các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và miền núi của nước ta. Loại cây này có nhiều công dụng, lợi về kinh tỳ, vị có công dụng giúp cầm máu, thanh nhiệt, giải độc, bổ gan thận,…

Các phần thân, lá cây mọc trên mặt đất thường được sử dụng trong Đông Y. Bạn có thể dùng cây tươi hoặc phơi khô. Nếu dùng nhọ nồi kho, bạn nên cắt cây trước khi ra hoa, phơi khô, sau đó rửa sạch, cắt thành các đoạn 3-5 cm, tiếp tục phơi khô. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn có thể sao sơ hoặc sao cháy để tăng hiệu quả.

Xem thêm: Cây cứt lợn: Vị thuốc quý điều trị viêm xoang và những tác dụng không ngờ

2. Tác dụng của cây nhọ nồi

Theo Y Học Cổ Truyền, nhọ nồi là loại cây có nhiều tác dụng tư âm (bổ âm) bổ thận, lương huyết (mát máu), chỉ huyết (cầm máu). Cây nhọ nồi thường được sử dụng để khắc phục các triệu chứng thổ huyết, xuất huyết, khái huyết, băng huyết, trĩ ra máu, đại tiểu tiện ra máu, chảy máu cam hay giúp hạ sốt, giảm cơn đau dạ dày,…
 
Tác dụng của cây nhọ nồi

Theo nhiều nghiên cứu Y Học hiện đại, loại cây này có chứa vitamin A, vitamin PP, chất làm mềm da, Tania - chất có tác dụng cầm máu tốt,… 

Nhọ nồi có thể diệt một số loại tụ cầu khuẩn, trực khuẩn viêm ruột hay trực khuẩn bạch hầu giúp ức chế ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tuần hoàn máu ngoài da, giúp làn da trở nên mềm mịn, đen tóc,…

3. Cách sử dụng cây nhọ nồi tùy theo mục đích

Nhọ nồi là loại cây quen thuộc với nhiều công dụng tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua. Một số cách sử dụng kết hợp nhọ nồi với các vị thảo dược khác mà bạn có thể tham khảo như sau:
 
cách sử dụng cây nhọ nồi chữa bệnh

3.1 Cây nhọ nồi giúp hạ sốt

Nhọ nồi có thể sử dụng như một mẹo hạ sốt dân gian, sắc uống hàng ngày. Tuy nhiên bài thuốc này chỉ sử dụng cho các trường hợp sốt nhẹ, cảm cúm thông thường. Khi sốt trên 39 độ thì bạn cần sớm tìm đến các cơ sở y tế để xử lý kịp thời tránh để lại những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên liệu
  • Nhọ nồi
  • Sài đất
  • Cây cối xay: 16g
  • Củ sắn dây: 20g
  • Ké đầu ngừa: 12g
  • Cam thảo đất: 16g
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng 1 nắm nhọ nồi tươi rửa sạch, để ráo xay nhuyễn rồi lọc bỏ bã pha thêm với chút muối trắng để uống.

3.2 Cây nhọ nồi cầm máu, lương huyết

Nguyên liệu:
  • Nhọ nồi: 12g
  • Đan bì: 9g
  • Rễ cỏ tranh: 15g
  • Hoàng cầm: 9g
  • Trắc bách diệp: 12g
  • Tri mẫu: 9g
  • Hoả ma nhân: 12g
  • Tiên hạc thảo: 12g
  • Sinh địa: 12g
Những nguyên liệu trên đem sắc uống hàng ngày. Phương pháp này cũng được sử dụng để trị chứng chảy máu cam, viêm mũi dị ứng hay táo bón.

3.3 Nhọ nồi chữa gan nhiễm mỡ

Nguyên liệu: 
  • Nhọ nồi: 30g
  • Đương quy: 15g
  • Trạch tả: 15g
  • Nữ trinh tử: 20g
Với những người bị gan nhiễm mỡ do thói quen nghiện rượu thường xuyên thì có thể kết hợp thêm:
  • Cát căn: 30g
  • Chỉ củ tử (hạt khùng khùng): 15g
  • Bồ công anh: 15g
Với người bị gan nhiễm mỡ do béo bì thì có thể kết hợp thêm:
  • Lá sen: 15g
  • Đại hoàng: 6g
Sử dụng những nguyên liệu trên sắc lấy nước uống hàng ngày.

3.4 Cây nhọ nồi giúp đen tóc

Có thể bạn chưa biết cây nhọ nồi còn có tác dụng giúp trị chứng tóc bạc sớm. Bạn cần chuẩn bị một nắm cỏ nhọ nồi, rửa sạch, nấu cô đặc thành cao rồi thêm vào đó mật ong và nước gừng, tiếp tục nấu cô đặc lại. 
 
cây nhọ nhồi giúp đen tóc
Cây nhọ nồi giúp đen tóc

Sau đó, cho hỗn hợp vào lọ thuỷ tinh, đậy nắp kín để bảo quản ở những nơi khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Bạn có thể dùng 1-2 thìa canh, hòa với nước ấm hoặc rượu gạo uống 2 lần/ ngày để đem lại hiệu quả giúp tóc đen óng, mượt mà.

3.5 Chữa đau dạ dày với cây nhọ nồi

Sử dụng 200 - 300gr nhọ nồi rửa sạch, xay nhuyễn để lọc lấy nước uống mỗi sáng khoảng 200 - 500ml. 

3.6 Bổ âm, điều hoà kinh nguyệt

Nguyên liệu
  • Nhọ nồi: 12g
  • Nguyên sâm: 10g
  • Thanh hao: 10g
  • Bạch thược: 10g
  • Sinh địa: 15g
  • Đan sâm: 10g
Đem các nguyên liệu trên sắc uống hàng ngày với tác dụng bổ âm, điều hoà kinh nguyệt ở phụ nữ.
 
Bổ âm, điều hoà kinh nguyệt

3.7 Bài thảo dược trị đau lưng, lợi thận

Nguyên liệu
  • Nhọ nồi: 30g
  • Tiểu kế: 30g
  • Bạch thược: 15g
  • Bồ hoàng: 15g
  • Xích thược: 15g
  • Xuyên khung: 10g
  • Thục địa: 10g
Đem sắc uống mỗi ngày với nhiều tác dụng hữu ích giúp chữa viêm thận mạn tính, viêm cầu thận, tiểu tiện khó, đái dắt, đau lưng hay kinh nguyệt ra lâu, không sạch.

3.8 Thang ích khí bổ thận

Nguyên liệu: 
  • Nhọ nồi: 30g
  • Bạch thược: 15g
  • Phúc bồn tử: 15g
  • Nữ trinh tử: 15g
  • Thục địa: 15g
  • Sinh địa: 15g
  • Hoàng kỳ: 60g
  • Kinh giới sao: 10g
  • Thăng ma: 6g
Sắc một thang uống mỗi ngày ích khí bổ thận giúp chữa các triệu chứng xuất huyết tử cung. 

3.9 Tốt cho người suy nhược cơ thể

Nguyên liệu:
  • Nhọ nồi: 10g
  • Nữ trinh tử: 10g
  • Nam sa sâm: 10g
  • Ngọc trúc: 10g
  • Mạch môn đông: 10g
  • Ô mai: 5 quả
  • Lư căn tươi: 30g
Đây là bài thảo dược dân gian đem sắc uống mỗi ngày tốt cho những người thể trạng bị suy nhược, lại hỗ trợ khắc phục chứng tiểu đường.

3.10 Bài thảo dược cho phụ nữ mãn kinh

Nguyên liệu
  • Nhọ nồi: 9g
  • Nữ trinh tử: 9g
  • Ngưu tất: 9g
  • Lá dâu: 9g
  • Hoa cúc: 9g
  • Đương quy: 9g
  • Hồng hoa: 9g
  • Hoàng cầm: 9g
  • Bạch thược: 12g
  • Sinh địa: 12g
  • Xuyên khủng: 6g
Đây là bài thảo dược dân gian tốt cho phụ nữ mãn kinh giúp giảm các triệu chứng nhức đầu, mệt mỏi, giúp đảm bảo chất lượng giấc ngủ.

Xem thêm: Cách điều trị mất ngủ bằng bài thuốc thảo dược tốt nhất

3.11 Cây nhọ nồi giải độc gan

Theo Đông Y, nhọ nồi có tính hàn, ngọt với tác dung mát gan, an toàn và lành tính. Bởi vậy mà loại cây này thường được sử dụng để hỗ trợ trị các chứng thận nóng hiệu quả, thanh nhiệt giải độc gan, giảm các triệu chứng vàng da do suy giảm chức năng gan.

Để sử dụng nhọ nồi giải độc gan, bạn cần dùng nhọ nồi sắc nước uống hàng ngày hoặc phơi khô tán thành bột mịn để trộn với nước cơm.

Xem thêm: Bật mí cách giải độc gan, hết mụn tại nhà đơn giản, hiệu quả nhất

4. Lưu ý khi sử dụng cây nhọ nồi

Mặc dù nhọ nồi là loại thảo dược quen thuộc nhưng có nhiều công dụng tuyệt vời với sức khỏe người dùng. Tuy nhiên khi sử dụng loại cây này bạn cũng cần lưu ý:
 
Lưu ý khi sử dụng cây nhọ nồi
  • Những người đang gặp các vấn đề về tiêu hoá, đại tiện phân lỏng, sôi bụng, buồn nôn hay viêm đại tràng mãn tính không nên dùng.
  • Mặc dù cỏ nhọ nồi không gây hạ huyết áp, giãn mạch nhưng lại có thể gây sảy thai, nên phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên sử dụng.
Trong trường hợp bạn đang sử dụng kết hợp thuốc điều trị theo chỉ định, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Tuyệt đối không tự ý sử dụng để tránh mang lại những hiệu quả không mong muốn.

Hy vọng những chia sẻ của Đông Y Sơn Hà về công dụng của cây nhọ nồi đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về loại thảo dược quý vô cùng quen thuộc này. Nếu bạn đang gặp các vấn đề về các chứng bệnh mạn tính, lâu ngày không khỏi, hãy liên hệ ngay với Đông Y Sơn Hà để được các bác sĩ của chúng tôi tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Với sứ mệnh cứu người giúp đời, Đông Y Sơn hà đã thành công giúp hàng ngàn người bị sụp mí, mắt lác - song thị, polyp hay các bệnh phổ biến khác khỏe mạnh với cuộc sống mới tràn đầy tự tin. Đông Y Sơn Hà - Vì Sức Khỏe Người Việt sẽ là lựa chọn an toàn dành cho sức khỏe của bạn và gia đình. 

Thông tin tác giả

Phạm Thị Thu Hà

Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền

Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...

 
Xem thêm về tác giả >>

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Tags

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>